Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện giám sát tài chính công ty con có vốn nhà nước? Nội dung giám sát công ty con được quy định thế nào?
Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện giám sát công ty con có vốn nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết như sau:
Giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết
1. Doanh nghiệp thực hiện giám sát công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
...
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát đối với công ty con như sau:
Nội dung giám sát
1. Đối với công ty con
a) Công ty mẹ thực hiện giám sát công ty con trên cơ sở tham khảo các nội dung giám sát quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với cơ quan tài chính và công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, chủ thể có trách nhiệm thực hiện giám sát công ty con có vốn nhà nước là công ty mẹ và cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với cơ quan tài chính và công ty mẹ.
Giám sát tài chính (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát công ty con có vốn nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về nội dung giám sát, đánh giá như sau:
Giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết
...
2. Nội dung giám sát, đánh giá bao gồm:
a) Tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá biến động về doanh thu và lợi nhuận của năm báo cáo so với năm trước liền kề.
b) Hiệu quả đầu tư vốn: đánh giá tình hình thu hồi vốn, lợi nhuận, cổ tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
- Đánh giá về việc thu hồi vốn, lợi nhuận, cổ tức được chia so với kế hoạch đầu năm. Lợi nhuận, cổ tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được xác định theo số lợi nhuận thực tế doanh nghiệp nhận được.
- Trường hợp hiệu quả đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết thấp; hoặc công ty con, công ty liên kết có lợi nhuận sau thuế nhưng không thực hiện chia lợi nhuận, cổ tức cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải giải trình lý do và đề xuất biện pháp (thoái vốn, tăng cường giám sát hoặc các biện pháp khác).
c) Khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Đánh giá khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết. Khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được xác định theo hướng dẫn tại tiết b khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
d) Việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư
Đánh giá kết quả chuyển nhượng vốn đầu tư so với kế hoạch. Trường hợp việc chuyển nhượng không đạt kế hoạch doanh nghiệp phải giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
...
Theo đó, nội dung giám sát công ty con có vốn nhà nước bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Trường hợp công ty con có vốn nhà nước có dấu hiệu mất an toàn tài chính thì việc giám sát công ty con được thực hiện thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp như sau:
Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
1. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: Có số lỗ phát sinh năm báo cáo lớn hơn 30% so với mức lỗ kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch:
- Có số lỗ phát sinh trong năm báo cáo từ 30% vốn đầu tư của chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu;
- Có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có);
- Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
2. Các dấu hiệu khác cơ quan đại diện chủ sở hữu cần kết hợp xem xét khi xác định dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: Có số lỗ thực tế lớn hơn số lỗ kế hoạch trong 2 năm liền.
b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch
- Lỗ hai năm liên tiếp trở lên;
- Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận gộp giảm liên tiếp 2 năm trở lên;
- Có hệ số tín nhiệm thấp theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng;
- Không tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, hoặc có ý kiến không chấp nhận, ý kiến từ chối trong Báo cáo kiểm toán, hoặc có ý kiến ngoại trừ trong Báo cáo kiểm toán trong 2 năm liền về cùng một vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này là dấu hiệu cảnh báo khả năng đặt một doanh nghiệp vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt. Khi doanh nghiệp có một trong các dấu hiệu này, cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp xem xét dấu hiệu mất an toàn tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này.
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết như sau:
Giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết
...
3. Trường hợp công ty con, công ty liên kết có dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con, công ty liên kết này.
...
Như vậy, trường hợp công ty con có vốn nhà nước có dấu hiệu mất an toàn tài chính thì Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đã từng bị kết án về hành vi lấn đất nông nghiệp nay lại tiếp tục vi phạm thì bị xử lý thế nào?
- Mẫu bài thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh? Thân nhân liệt sĩ thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là ai?
- Giải thể trường mầm non từ ngày 20/11/2024 được thực hiện như thế nào theo Nghị định 125/2024?
- https //baocaovien vn thi trực tuyến tuần 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành 2024?
- https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?