Chủ sở hữu nhà ở thực hiện bảo trì nhà ở cần phải đảm bảo yêu cầu gì? Bên thuê nhà ở có được quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở không?
Chủ sở hữu nhà ở thực hiện bảo trì nhà ở cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 130 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Bảo trì nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Nội dung, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa.
3. Chủ sở hữu nhà ở, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Luật này.
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở.
Ngoài ra, trường hợp bảo trì nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Luật Nhà ở 2023.
Chủ sở hữu nhà ở thực hiện bảo trì nhà ở cần phải đảm bảo yêu cầu gì? Bên thuê nhà ở có được quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở không? (Hình từ Internet)
Bên thuê nhà ở có được quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
...
3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
Như vậy, bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra.
Lưu ý:
Trong trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày.
Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện.
Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công cần phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Nhà ở 2023 quy định về trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công như sau:
- Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm sau đây:
+ Quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ, được thuê, chuyển quyền thuê, mua nhà ở thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật Nhà ở 2023;
+ Quyết định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; quyết định đối tượng được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư;
+ Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở, đơn vị bảo trì nhà ở;
+ Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền;
+ Ban hành hoặc quyết định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở, miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở;
+ Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 của Luật Nhà ở 2023;
+ Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này;
+ Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở;
+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm c, đ, e, g và h khoản 1 Điều 15 Luật Nhà ở 2023.
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì nhà ở, quyết định việc bảo trì nhà ở.
- Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an còn có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện quyền quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 15 Luật Nhà ở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?