Chủ sở hữu khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nào? Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng ra sao?
Hồ chứa quặng đuôi được hiểu như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 41/2020/TT-BCT quy định như sau:
Hồ chứa quặng đuôi là một hệ thống bao gồm hồ chứa (còn được gọi là hồ thải) hoặc bãi chứa (còn được gọi là bãi thải) quặng đuôi, đập chắn, thiết bị và các công trình phụ trợ được thiết kế, xây dựng để lưu giữ quặng đuôi tạm thời hoặc vĩnh viễn, đảm bảo ổn định và an toàn môi trường. Hồ chứa quặng đuôi không nhất thiết phải được tạo thành bởi cấu trúc đập chắn.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, hồ chứa quặng đuôi được hiểu là một hệ thống bao gồm hồ chứa (còn được gọi là hồ thải) hoặc bãi chứa (còn được gọi là bãi thải) quặng đuôi, đập chắn, thiết bị và các công trình phụ trợ được thiết kế, xây dựng để lưu giữ quặng đuôi tạm thời hoặc vĩnh viễn, đảm bảo ổn định và an toàn môi trường.
Hồ chứa quặng đuôi không nhất thiết phải được tạo thành bởi cấu trúc đập chắn.
Chủ sở hữu khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nào? Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng ra sao? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2020/TT-BCT quy định nguyên tắc quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi như sau:
Nguyên tắc quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi
Chủ sở hữu khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hồ chứa quặng đuôi, đồng thời khai thác tối đa công năng của hồ chứa quặng đuôi theo thiết kế đã được phê duyệt.
2. Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi đã được phê duyệt, thực hiện đúng Kế hoạch kiểm tra hồ chứa, thường xuyên xem xét hoặc ghi lại những thay đổi trong quá trình vận hành để sửa đổi, cải tiến quy trình vận hành.
3. Thực hiện các trách nhiệm bảo trì, giám sát an toàn hồ chứa quặng đuôi và Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp; chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố hồ chứa quặng đuôi.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chủ sở hữu khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hồ chứa quặng đuôi, đồng thời khai thác tối đa công năng của hồ chứa quặng đuôi theo thiết kế đã được phê duyệt.
- Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi đã được phê duyệt, thực hiện đúng Kế hoạch kiểm tra hồ chứa, thường xuyên xem xét hoặc ghi lại những thay đổi trong quá trình vận hành để sửa đổi, cải tiến quy trình vận hành.
- Thực hiện các trách nhiệm bảo trì, giám sát an toàn hồ chứa quặng đuôi và Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp; chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố hồ chứa quặng đuôi.
Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 41/2020/TT-BCT quy định quy trình hồ chứa quặng đuôi như sau:
Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi
1. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phù hợp với điều kiện thực tế, dựa trên các thông số thiết kế của hồ chứa quặng đuôi đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
2. Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng bao gồm quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi trong điều kiện bình thường, trong điều kiện mưa lũ và trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu có khả năng dẫn đến sự cố. Quy trình vận hành bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Khái quát về quy trình công nghệ chế biến khoáng sản, quy trình thải quặng đuôi, thông tin cơ bản về hiện trạng hồ, đập, các thông số vận hành an toàn và các thông số vận hành giới hạn theo thiết kế.
b) Quy định trách nhiệm của các cá nhân thực hiện vận hành hồ chứa và hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể trong quá trình vận hành hồ chứa phù hợp với điều kiện thực tế.
c) Quy định tần suất và nội dung kiểm tra hồ chứa quặng đuôi, đảm bảo phát hiện sớm các dấu hiệu có khả năng dẫn đến sự cố.
d) Nhận diện và đánh giá các rủi ro, từ đó xây dựng các kịch bản ứng phó và thực hiện các hành động theo thứ tự ưu tiên.
e) Quy định chế độ khen thưởng, kỷ luật.
3. Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi điều kiện đầu vào của hồ chứa, kế hoạch sản xuất và kết quả đo đạc, dự báo các yếu tố khí tượng, địa chất, thủy văn nhưng phải được cập nhật ít nhất 01 (một) lần trong thời gian vận hành 02 (hai) năm.
4. Trường hợp quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi được điều chỉnh hàng năm do lượng quặng đuôi, lượng nước chảy vào hồ chứa quặng đuôi tăng lên và khác với thiết kế ban đầu, thì trong Quý I, Chủ sở hữu phải thực hiện điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa cho phù hợp với tình hình thực tế căn cứ vào các thông tin sau: lưu lượng xả quặng đuôi vào hồ; hiện trạng đập chắn; tình hình lũ lụt, thiên tai; tình hình các đường đặc trưng hồ chứa; hồ sơ thiết kế hồ chứa quặng đuôi; kết quả giám sát an toàn hồ chứa.
Như vậy, quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng bao gồm quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi trong điều kiện bình thường, trong điều kiện mưa lũ và trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu có khả năng dẫn đến sự cố. Quy trình vận hành bao gồm tối thiểu các nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?