Chủ sở hữu được quyền bảo vệ thiết kế bố trí của mình bằng cách nào? Xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí sẽ có thể bị xử lý theo các hình thức nào?
Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí?
Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
+ Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Chủ sở hữu được quyền bảo vệ thiết kế bố trí của mình bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu thiết kế bố trí như sau:
(1) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
(2) Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả, quyền của người biểu diễn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền quy định tại khoản 4 Điều 19 và điểm b khoản 2 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ.
(3) Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Theo đó, chủ sở hữu thiết kế bố trí được quyền bảo vệ thiết kế bố trí của mình bằng các cách quy định nêu trên.
Xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí sẽ có thể bị xử lý theo các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự như sau:
+ Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
+ Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp.
+ Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo đó, việc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu thiết kế bố trí có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, dân sự và hình sự nếu thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?