Chủ rừng đặc dụng có thể cho người khác thuê đất rừng để xây dựng các khu du lịch sinh thái hay không?

Cho tôi hỏi chủ rừng đặc dụng có được cho người khác thuê đất rừng để xây dựng các khu du lịch, khu sinh thái hay không? Nếu được thì giá cho thuê được quy định như thế nào? Quy định về quản lý các công trình khu du lịch, khu sinh thái trong rừng đặc dụng như thế nào?

Chủ rừng đặc dụng có thể cho người khác thuê đất rừng để xây dựng các khu du lịch, sinh thái hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

"Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
...
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
..."

Theo đó thì chủ rừng đặc dụng có thể cho các tổ chức, cá nhân khác thuê môi trường rừng để kinh doanh, thực hiện xây dựng khu du lịch sinh thái.

Tuy nhiên phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

Chủ rừng đặc dụng có thể cho người khác thuê đất rừng để xây dựng các khu du lịch sinh thái hay không?

Chủ rừng đặc dụng có thể cho người khác thuê đất rừng để xây dựng các khu du lịch sinh thái hay không? (Hình từ Internet)

Chủ rừng được phép cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện kinh doanh du lịch sinh thái với giá thuê là bao nhiêu?

Tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
...
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng; Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng."

Theo đó thì giá thuê rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng đặc dụng.

Quy định về quản lý các công trình khu du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng như sau:

"Điều 15. Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.
3. Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.
4. Trong phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa."

Như vậy khi xây dựng công trình khu du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phải đảm bảo về quy định quản lý như trên.

Rừng đặc dụng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung biện pháp trồng mới rừng đặc dụng như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng đặc dụng có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Ban quản lý rừng đặc dụng có được sử dụng động vật nghiệp vụ không? Có được trang bị bình xịt hơi cay không?
Pháp luật
Điều 248 Luật Đất đai mới cho phép phát triển cây dược liệu trong rừng đặc dụng? Hiệu lực thi hành của Điều 248 Luật Đất đai?
Pháp luật
Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng có bao gồm việc xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng trên bản đồ không?
Pháp luật
Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng cho ban quản lý rừng đặc dụng khu dự trữ thiên nhiên có phải thu tiền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Pháp luật
Phải có dự án thành lập khu rừng đặc dụng như thế nào thì mới được thành lập khu rừng đặc dụng?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng tỷ lệ bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản chính của những giấy tờ nào theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng đặc dụng
4,470 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng đặc dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng đặc dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào