Chủ nhiệm đề tài khoa học của của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Chủ nhiệm đề tài khoa học có những nhiệm vụ như thế nào?
Chủ nhiệm đề tài khoa học của của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài khoa học như sau:
Tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài khoa học
1. Là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực nghiên cứu khoa học, có chuyên môn hoặc đang phụ trách chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài hoặc đã có kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài hay lĩnh vực gần với lĩnh vực của đề tài.
2. Có khả năng tập hợp, phối hợp các cán bộ khoa học khác cùng tham gia thực hiện đề tài và không đồng thời chủ nhiệm từ 02 đề tài khoa học trở lên trong cùng một thời gian (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định).
Như vậy, theo quy định trên thì chủ nhiệm đề tài khoa học của của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực nghiên cứu khoa học, có chuyên môn hoặc đang phụ trách chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài hoặc đã có kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài hay lĩnh vực gần với lĩnh vực của đề tài;
- Có khả năng tập hợp, phối hợp các cán bộ khoa học khác cùng tham gia thực hiện đề tài và không đồng thời chủ nhiệm từ 02 đề tài khoa học trở lên trong cùng một thời gian (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định).
Chủ nhiệm đề tài khoa học của của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về nhiệm vụ của chủ nhiệm đề tài khoa học như sau:
Nhiệm vụ của chủ nhiệm đề tài khoa học
1. Xây dựng thuyết minh đề tài khoa học (gọi tắt là Thuyết minh đề tài) (Mẫu 02) để trình Hội đồng Khoa học xem xét lựa chọn về nội dung và xác định mức kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học.
2. Xây dựng Đề cương chi tiết (Mẫu số 05) để bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt đề cương chi tiết.
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ được duyệt; chấp hành các yêu cầu kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của Viện Khoa học.
4. Đảm bảo tính trung thực và khoa học của đề tài.
5. Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.
6. Hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên cơ sở Đề cương chi tiết đã được duyệt.
7. Trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, cấp ngành về kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. Hoàn thiện báo cáo đề tài nghiên cứu trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở và cấp Ngành.
9. Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thanh, quyết toán kinh phí đề tài theo đúng quy định hiện hành, chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nghiệm thu.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ nhiệm đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng thuyết minh đề tài khoa học (gọi tắt là Thuyết minh đề tài) (Mẫu 02) để trình Hội đồng Khoa học xem xét lựa chọn về nội dung và xác định mức kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học.
- Xây dựng Đề cương chi tiết (Mẫu số 05) để bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt đề cương chi tiết.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ được duyệt; chấp hành các yêu cầu kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của Viện Khoa học.
- Đảm bảo tính trung thực và khoa học của đề tài.
- Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.
- Hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên cơ sở Đề cương chi tiết đã được duyệt.
- Trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, cấp ngành về kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Hoàn thiện báo cáo đề tài nghiên cứu trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở và cấp Ngành.
- Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thanh, quyết toán kinh phí đề tài theo đúng quy định hiện hành, chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nghiệm thu.
Chủ nhiệm đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về quyền hạn của chủ nhiệm đề tài khoa học như sau:
Quyền hạn của chủ nhiệm đề tài khoa học
1. Kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp tạo điều kiện để thực hiện đề tài đảm bảo tiến độ và chất lượng nghiên cứu.
2. Lựa chọn các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung nghiên cứu theo đúng quy định hiện hành.
3. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung đề cương chi tiết đề tài với Viện Khoa học nếu thấy cần thiết.
4. Đề nghị tạm ứng kinh phí theo khoản 1, Điều 32 Quy chế này.
5. Đề nghị Viện Khoa học tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài sau khi giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
6. Sau khi đề tài được nghiệm thu, kiến nghị các cấp quản lý tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
7. Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài và được xác nhận các quyền lợi khi đã tham gia nghiên cứu khoa học.
8. Chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ nhiệm đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền hạn như sau:
- Kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp tạo điều kiện để thực hiện đề tài đảm bảo tiến độ và chất lượng nghiên cứu.
- Lựa chọn các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung nghiên cứu theo đúng quy định hiện hành.
- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung đề cương chi tiết đề tài với Viện Khoa học nếu thấy cần thiết.
- Đề nghị tạm ứng kinh phí theo khoản 1, Điều 32 Quy chế này.
- Đề nghị Viện Khoa học tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài sau khi giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
- Sau khi đề tài được nghiệm thu, kiến nghị các cấp quản lý tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
- Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài và được xác nhận các quyền lợi khi đã tham gia nghiên cứu khoa học.
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?