Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền hay không?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền hay không?
- Không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng không?
- Trường hợp Tòa án không mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn có được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản không?
Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 có quy định về chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản cụ thể như sau:
Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không phải nộp tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp tạm ứng chi phí phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền hay không? (Hình từ Internet).
Không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng không?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Phá sản 2014 có quy định về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu trên.
Trong đó, trường hợp người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Do đó, trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định trả lại đơn yêu cầu của người này (trừ trường hợp người này không phải nộp tạm ứng chi phí phá sản).
Trường hợp Tòa án không mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn có được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 có quy định về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?