Chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào? Điều kiện để chủ đầu tư được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng là gì?

Tôi có một vài vấn đề muốn được tư vấn như sau. Tôi đang có dự án nhà ở hình thành trong tương lai muốn thế chấp thì có thể thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án hay phải thế chấp toàn bộ dự án. Nếu trường hợp được thế chấp tại chức tín dụng thì cần điều kiện gì? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất, tôi cảm ơn!

Chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Chiếu theo quy định trên thì việc thế chấp toàn bộ dự án hay chỉ thế chấp nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án thì là sự lựa chọn của chủ đầu tư, pháp luật không có quy định bắt buộc về vấn đề này.

Ngoài ra một dự án nhà ở hình thành trong tương lai muốn được thế chấp cần đáp ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014 như sau:

- Phải có hồ sơ dự án.

- Có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt.

- Đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nhà ở hình thành trong tương lai thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Nhà ở hình thành trong tương lai muốn được thế chấp thì không được nằm trong dự án nhà ở đã được thế chấp.

Có nghĩa chủ đầu tư không được phép thế chấp dự án nhà ở đồng thời với thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án đó.

Chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào? Điều kiện để chủ đầu tư được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng là gì?

Điều kiện để chủ đầu tư được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng là gì?

Điều kiện để chủ đầu tư có thể thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở tại tổ chức tín dụng là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:

1. Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Theo đó các dự án được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2015/TT-NHNN bao gồm:

Điều 8. Loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này là một trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở, bao gồm:
1. Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở.
2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn.
3. Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
4. Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Như vậy anh/chị hãy tham khảo các quy định trên để biết được dự án của mình có đủ điều kiện được thế chấp tại tổ chức tín dụng hay không.

Điều kiện để chủ đầu tư có thể thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện để chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:

- Đáp ứng được các điều kiện đối với thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án.

- Nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp.

- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà ở hình thành trong tương lai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hay không? Điều kiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thế nào?
Pháp luật
Bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai có được từ chối việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với mình không?
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023?
Pháp luật
Thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được giao nhà thì chỉ thanh toán tối đa bao nhiêu %?
Pháp luật
Trước khi cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh đúng không?
Pháp luật
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được phát hành theo hình thức nào? Số dư bảo lãnh được xác định thế nào?
Pháp luật
Khi chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trước thời hạn thì ngân hàng thương mại phải thông báo đến cơ quan nào?
Pháp luật
Trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, ngân hàng thương mại phải phát hành thư bảo lãnh cho bên mua khi nào?
Pháp luật
Bên bán nhà ở hình thành trong tương lai đã bàn giao nhà cho bên mua thì được thu đủ 100% giá trị hợp đồng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở hình thành trong tương lai
1,564 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở hình thành trong tương lai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào