Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị xử lý ra sao? Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
Ai là người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn? (Hình từ Internet)
Theo như pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành, thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con thường phát sinh khi người cha, mẹ đó không trực tiếp nuôi con.
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Ngoài ra, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định như sau:
"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Trong trường hợp cha, mẹ sau khi ly hôn và không sống chung cùng con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thuộc các đối tượng như sau:
+ Con chưa thành niên
+ Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và trong trường hợp của bạn thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo quy định.
Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì phải làm sao?
Căn cứ vào quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."
Căn cứ theo quy định trên, nếu như chồng bạn vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định.
Chồng có khả năng cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng thì có thể xử lý hình sự không?
Theo như quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định cụ thể về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, nếu chồng bạn có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị áp dụng mức phạt từ 03 - 05 triệu đồng.
Ngoài ra trường hợp chồng bạn không cấp dưỡng cho con thì có thể bị xử phạt từ 03 - 05 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù lên đến 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?