Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không? Cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm?
Quán cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mua bán dâm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như sau:
Nội dung chi tiết một số từ ngữ
...
3. "Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm" quy định tại khoản 1, 2 Điều 15 của Pháp lệnh là những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá hoặc các dịch vụ khác có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên phục vụ (sau đây gọi chung là người lao động) nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe, như: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc - gội đầu máy lạnh, cà phê đèn mờ...
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quán cà phê đèn mờ là một trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm hay còn gọi là hoạt động mua bán dâm.
Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không? Cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm? (Hình từ Internet)
Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 thì chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Như vậy, việc cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm của chủ quán được xem là hành vi chứa mại dâm.
Tội chứa mại dâm được quy định tại Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm r khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
* Khung 1: Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
* Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Cưỡng bức mại dâm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chứa mại dâm 04 người trở lên;
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
-Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
* Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
* Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối với hành vi cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm thì tùy theo tính chất và mức độ mà chủ quán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt nêu trên. Theo đó, mức án cao nhất mà chủ quán có thể bị tuyên là tù chung thân.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mua bán dâm có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống mại dâm?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật; không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ; ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
Chủ cơ sở, người quản lý, điều hành phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trước khi thực hiện hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người lao động không có chứng chỉ hành nghề;
- Ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh về việc không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình; thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn người lao động, thực hiện đăng ký tạm trú cho những người thuộc diện phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an có thẩm quyền; xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi làm ăn sinh sống và bản cam kết không tham gia tệ nạn mại dâm, khi được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động và theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh;
- Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về quản lý hộ khẩu, khám sức khỏe theo định kỳ và cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?