Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm phải có tiêu chuẩn như thế nào? Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm được chăm sóc như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm phải có tiêu chuẩn như thế nào? Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm được chăm sóc như thế nào? Câu hỏi của anh Đăng Quang đến từ Lâm Đồng.

Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm phải có tiêu chuẩn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định 87/2006/QĐ-BNN, có quy định về tiêu chuẩn chó nghiệp vụ như sau:

Tiêu chuẩn chó nghiệp vụ và hồ sơ quản lý chó nghiệp vụ
1. Tiêu chuẩn chó nghiệp vụ
- Giống chó: Béc giê Đức (loài chó chăn cừu) và Rottweiler; độ tuổi đưa vào sử dụng từ 12 đến 24 tháng.
- Chó khoẻ mạnh, đã qua huấn luyện theo quy định tại Điều 5 Quy chế này và đã đảm bảo chấp hành sự điều khiển của cán bộ kiểm lâm đã được huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ (sau đây viết tắt là kiểm khuyển).
2. Hồ sơ quản lý chó nghiệp vụ gồm:
a) Chứng chỉ về xuất xứ.
b) Chứng nhận của cơ sở huấn luyện chó nghiệp vụ.
c) Sổ theo dõi tình trạng sức khỏe và thú y.
d) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm phải có tiêu chuẩn như sau:

- Giống chó: Béc giê Đức (loài chó chăn cừu) và Rottweiler; độ tuổi đưa vào sử dụng từ 12 đến 24 tháng;

- Chó khoẻ mạnh, đã qua huấn luyện theo quy định tại Điều 5 Quy chế này và đã đảm bảo chấp hành sự điều khiển của cán bộ kiểm lâm đã được huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ (sau đây viết tắt là kiểm khuyển).

Chó nghiệp vụ

Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm phải có tiêu chuẩn như thế nào? (Hình từ Internet)

Chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm được chăm sóc như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định 87/2006/QĐ-BNN, có quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng chó nghiệp vụ như sau:

Chăm sóc, nuôi dưỡng chó nghiệp vụ
1. Cho chó nghiệp vụ ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.
2. Cho chó nghiệp vụ uống nước sạch, đầy đủ.
3. Chải lông cho chó ngày ít nhất 1 lần. Mùa hè cho chó tắm 2 lần/tuần, các mùa khác 1 lần/tuần.
4. Chuồng, cũi chó phải sạch sẽ, đảm bảo sự thoáng mát vào mùa Hè và đủ ấm vào mùa Đông.
5. Dụng cụ phương tiện nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng chó nghiệp vụ phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và được bảo quản cẩn thận.
6. Chó nghiệp vụ được kiểm tra thú y ít nhất 3 tháng/ lần, nếu có bệnh phải được chữa trị khẩn trương, đảm bảo việc tiêm phòng và các điều kiện chăm sóc về thú y khác.

Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm được chăm sóc như sau:

- Cho chó nghiệp vụ ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.

- Cho chó nghiệp vụ uống nước sạch, đầy đủ.

- Chải lông cho chó ngày ít nhất 1 lần. Mùa hè cho chó tắm 2 lần/tuần, các mùa khác 1 lần/tuần.

- Chuồng, cũi chó phải sạch sẽ, đảm bảo sự thoáng mát vào mùa Hè và đủ ấm vào mùa Đông.

- Dụng cụ phương tiện nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng chó nghiệp vụ phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và được bảo quản cẩn thận.

- Chó nghiệp vụ được kiểm tra thú y ít nhất 3 tháng/ lần, nếu có bệnh phải được chữa trị khẩn trương, đảm bảo việc tiêm phòng và các điều kiện chăm sóc về thú y khác

Cục Kiểm lâm có trách nhiệm như thế nào về sử dụng chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định 87/2006/QĐ-BNN, có quy định về trách nhiệm của Cục Kiểm lâm như sau:

Trách nhiệm của Cục Kiểm lâm
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện đề án sử dụng chó nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Lựa chọn cơ sở huấn luyện và thống nhất với cơ sở huấn luyện về giáo trình, thời gian huấn luyện, tập huấn quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ.
3. Lập kế hoạch, theo dõi việc tổ chức huấn luyện, trang bị chó nghiệp vụ theo đề án sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác bảo vệ rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ của các đơn vị Kiểm lâm toàn quốc.

Như vậy, Cục Kiểm lâm có trách nhiệm về sử dụng chó nghiệp vụ bảo vệ rừng trong các đơn vị Kiểm lâm như sau:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện đề án sử dụng chó nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

- Lựa chọn cơ sở huấn luyện và thống nhất với cơ sở huấn luyện về giáo trình, thời gian huấn luyện, tập huấn quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ.

- Lập kế hoạch, theo dõi việc tổ chức huấn luyện, trang bị chó nghiệp vụ theo đề án sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác bảo vệ rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ của các đơn vị Kiểm lâm toàn quốc.

Chó nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền lợi của huấn luyện và người phục vụ công tác huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được hưởng
Pháp luật
Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?
Pháp luật
Mỗi chú chó nghiệp vụ Bộ Công an đều có 01 giấy chứng nhận riêng đúng không? Chó nghiệp vụ được dùng vào những công việc nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Pháp luật
Khi chó nghiệp vụ ngành Hải quan không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Pháp luật
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan huấn luyện thể lực và kỷ luật bằng những động tác cơ bản nào? Nội dung tập thể lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có cần phải thường xuyên thay đổi các tình huống tập luyện không?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan tại các đơn vị cơ sở được đánh giá bằng phương pháp nào? Chó nghiệp vụ này đạt loại giỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chó nghiệp vụ
568 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chó nghiệp vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chó nghiệp vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào