Chính sách việc làm công là gì? Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không?
Chính sách việc làm công là gì?
Chính sách việc làm công là một phần trong hệ thống chính sách lao động của Việt Nam, nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này được quy định trong Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;
- Bảo vệ môi trường;
- Ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.
Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm 2013 khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Việc làm 2013.
(theo Điều 18 Luật Việc làm 2013)
Chính sách việc làm công là gì? Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không? (Hình từ Internet)
Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không?
Căn cứ Điều 19 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng tham gia như sau:
Đối tượng tham gia
1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
- Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cụ thể như sau:
(1) Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
- Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
(2) Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
(3) Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
(4) Cá nhân được giao nhiều loại đất trong các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha;
- Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi;
- Trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
(5) Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(6) Đối với diện tích đất nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú thì cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân.
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó đăng ký thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
(7) Diện tích đất nông nghiệp của cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024.
Như vậy, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng có thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
- Miêu tả Phim 18+ là gì? Có được miêu tả chi tiết hình ảnh khỏa thân trong Phim 18+ theo Thông tư 05?
- Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất gì? Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất nào?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?