Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc nhà xuất bản được quy định như thế nào?
- Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản được quy định như thế nào?
- Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc nhà xuất bản được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc nhà xuất bản được pháp luật quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Luật Xuất bản 2012 quy định về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản như sau:
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;
- Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
- Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản
Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Luật Xuất bản 2012 quy định về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm như sau:
- Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
- Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;
- Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc nhà xuất bản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản như sau:
Điều 17. Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc nhà xuất bản được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Xuất bản 2012 nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc nhà xuất bản được pháp luật quy định như sau:
- Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
+ Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
+ Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
+ Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
+ Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
+ Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
+ Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
+ Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
+ Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
+ Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?