Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào? Ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh?

Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào? Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh xâm lược? Khi thực hiện lệnh tổng động viên có mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ hay không?

Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
...

Theo đó, chiến tranh nhân dân được hiểu là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Và theo Điều 17 Luật Quốc phòng 2018 quy định về việc

Tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh
1. Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh.
Khi hành vi xâm lược được chấm dứt trên thực tế, Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
2. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
3. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Theo đó, khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh.

Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào? Ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh?

Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào? Ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh? (Hình từ Internet)

Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh xâm lược?

Theo khoản 11 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 thì tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.

Và căn cứ theo Điều 19 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Tổng động viên, động viên cục bộ
1. Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
...

Theo đó, khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên và căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh xâm lược.

Khi thực hiện lệnh tổng động viên có mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Tổng động viên, động viên cục bộ
...
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng.
Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; bổ sung quân nhân dự bị cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ ở địa phương nhận lệnh động viên cục bộ.
5. Khi không còn tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
6. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Như vậy, khi thực hiện lệnh tổng động viên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quy định về việc mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

Đồng thời, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ phải được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Chiến tranh nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Chiến tranh nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến tranh nhân dân là gì? Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nào? Ai sẽ ra tổng động viên toàn dân tham gia chống chiến tranh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến tranh nhân dân
307 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến tranh nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến tranh nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào