Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản nào?
- Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phải được xây dựng trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức?
- Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản nào?
- Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ nào?
Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phải được xây dựng trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
Xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Ngay khi nhận được thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế, cơ quan chủ trì khẩn trương phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập), luật sư (nếu có) xây dựng Bản đánh giá ban đầu về vụ việc và đề xuất phương án giải quyết.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức của nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập), luật sư (nếu có) xây dựng chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và cơ sở pháp lý liên quan;
b) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của nhà đầu tư nước ngoài;
c) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các bước của quy trình tố tụng này;
...
Như vậy, theo quy định, chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phải được xây dựng trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức của nhà đầu tư nước ngoài.
Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phải được xây dựng trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức? (Hình từ Internet)
Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
Xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
...
2. Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và cơ sở pháp lý liên quan;
b) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của nhà đầu tư nước ngoài;
c) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các bước của quy trình tố tụng này;
d) Việc sử dụng luật sư, chỉ định trọng tài viên (nếu có);
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải;
e) Nhận xét, kiến nghị liên quan.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm phê duyệt chiến lược này và gửi cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Tóm tắt vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và cơ sở pháp lý liên quan;
(2) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của nhà đầu tư nước ngoài;
(3) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các bước của quy trình tố tụng này;
(4) Việc sử dụng luật sư, chỉ định trọng tài viên (nếu có);
(5) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải;
(6) Nhận xét, kiến nghị liên quan.
Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 14 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
Xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm phê duyệt chiến lược này và gửi cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
4. Trong quá trình thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được phê duyệt, nếu cần thiết, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập) sửa đổi, bổ sung chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung đó theo quy định tại Điều này và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 1 Điều này.
5. Chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ mật.
Như vậy, theo quy định, chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?