Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các nội dung nào?
- Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các nội dung nào?
- Ngân hàng thương mại thực hiện quản lý thanh khoản đối với các vấn đề nào?
- Để nhận dạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đảm bảo như thế nào?
Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản
1. Quản lý rủi ro thanh khoản phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong trong điều kiện ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh khoản (bao gồm cả việc xác định tổn thất, chi phí khi tiếp cận thanh khoản trên thị trường);
b) Thực hiện quản lý thanh khoản theo quy định tại Điều 49 Thông tư này;
c) Xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh trọng yếu (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng).
2. Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nguyên tắc để quản lý thanh khoản;
b) Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, thời hạn vốn huy động để tăng sự ổn định Nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày;
c) Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản.
3. Hạn mức rủi ro thanh khoản bao gồm:
a) Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn;
b) Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các nội dung sau:
- Nguyên tắc để quản lý thanh khoản;
- Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, thời hạn vốn huy động để tăng sự ổn định Nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày;
- Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản.
Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại thực hiện quản lý thanh khoản đối với các vấn đề nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Quản lý thanh khoản
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý thanh khoản đối với:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đồng Việt Nam và ngoại tệ (tối thiểu đô la Mỹ, bao gồm cả các ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đô la Mỹ).
2. Quản lý thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quản lý thanh khoản trong ngày đảm bảo theo dõi trạng thái thanh khoản trong ngày, xác định các nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn này để đảm bảo thanh khoản trong ngày, dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản trong ngày và đề xuất các biện pháp xử lý;
b) Quản lý tài sản có tính thanh khoản cao theo giá trị thị trường và khả năng chuyển đổi thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản;
c) Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định (core deposits) và các chỉ số khác về nguồn vốn huy động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Quản lý dòng tiền tối thiểu đảm bảo lập thang kỳ hạn cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm) để xác định chênh lệch về dòng tiền thông qua so sánh dòng tiền ra và dòng tiền vào, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tỷ lệ về thanh khoản khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Quản lý nguồn thanh khoản đảm bảo đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tương lai trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại thực hiện quản lý thanh khoản đối với:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của ngân hàng thương mại;
- Đồng Việt Nam và ngoại tệ (tối thiểu đô la Mỹ, bao gồm cả các ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đô la Mỹ).
Để nhận dạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đảm bảo như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản
1. Nhận dạng rủi ro thanh khoản phải đảm bảo:
a) Thực hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu thanh khoản, nguồn thanh khoản của từng hoạt động kinh doanh, cơ cấu Tài sản/Nợ phải trả và dòng tiền của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng, khả năng tiếp cận thanh khoản trên thị trường;
b) Nhận dạng rủi ro thanh khoản phát sinh từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và các rủi ro khác.
2. Đo lường, theo dõi rủi ro thanh khoản tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Có công cụ đo lường rủi ro thanh khoản phù hợp để đo lường rủi ro thanh khoản tối thiểu đối với:
(i) Dòng tiền tương lai của Tài sản/Nợ phải trả;
(ii) Nhu cầu thanh khoản bất thường và các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ của các khoản ngoại bảng;
(iii) Đồng tiền giao dịch;
(iv) Các hoạt động ngân hàng đại lý, lưu ký và thanh toán;
b) Theo dõi việc tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các tỷ lệ thanh khoản khác (nếu có).
3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản phải đảm bảo:
a) Trạng thái rủi ro thanh khoản đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản;
b) Có các chỉ tiêu cảnh báo sớm về rủi ro thanh khoản để có các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời và dài hạn.
Như vậy, theo quy định trên thì để nhận dạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đảm bảo như sau:
- Thực hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu thanh khoản, nguồn thanh khoản của từng hoạt động kinh doanh, cơ cấu Tài sản/Nợ phải trả và dòng tiền của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng, khả năng tiếp cận thanh khoản trên thị trường;
- Nhận dạng rủi ro thanh khoản phát sinh từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và các rủi ro khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?