Chi tiết Diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5: Danh sách, Thời gian theo Kế hoạch 294?
Chi tiết Diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5: Danh sách, Thời gian theo Kế hoạch 294?
Căn cứ tại Mục 9 Phần II Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 tải về - Kế hoạch Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải phòng 2025 thì:
Chi tiết Diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5 như sau:
Thời gian: tối ngày 13/5/2025, diễu hành (thời lượng 30 phút):
Các khối tham gia diễu hành dự kiến gồm: Các khối đại diện cho các lực lượng, giai tầng xã hội đã đoàn kết, chung tay trong bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố 70 năm qua như:
+ Lực lượng vũ trang thành phố và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn (Công an, Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Hải quân, Phòng không không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ);
+ Cựu chiến binh;
+ Trí thức;
+ Công nhân;
+ Nông dân;
+ Phụ nữ, thanh niên;
+ Doanh nhân;
+ Đại diện các khối Văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, du lịch, quốc tế... một số xe mô hình của doanh nghiệp tiêu biểu thành phố (theo tiêu chí là những doanh nghiệp nộp ngân sách thành phố lớn như: LG, VinGroup, Hoàng Huy, Sao Đỏ....);
+ Mời các hoa hậu, người đẹp là người Hải Phòng đạt danh hiệu tại các cuộc thi sắc đẹp lớn tại Việt Nam và thế giới;
+ Các học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế và các đoàn nghệ thuật, doanh nghiệp nước ngoài tham gia diễu hành trong chương trình nghệ thuật.
Yêu cầu đối với Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5?
Yêu cầu đối với Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5 được quy định tại Mục 2 Phần I Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 tải về, cụ thể như sau:
- Lễ kỷ niệm được tổ chức trang trọng, xứng với tầm vóc, vị thế của Thành phố; Chương trình nghệ thuật tương xứng với vị thể, dấu ấn và tầm vóc 70 năm giải phóng Hải phòng.
- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, cảnh quan; đảm bảo cung cấp điện, nước ổn định, thông tin liên lạc thông suốt.
- Các hoạt động đúng quy định, thiết thực, tiết kiệm, an toàn và đạt hiệu quả cao; tổ chức có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác xã hội hóa đối với các hoạt động.
- Chú trọng hình ảnh các sản phẩm gắn với hình ảnh Hoa Phượng Đỏ và vùng đất, con người Hải Phòng nói chung, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa, miền đất và con người Hải Phòng, có sức cạnh tranh cao trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng.
Chi tiết Diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5: Danh sách, Thời gian theo Kế hoạch 294? (Hình từ Internet)
04 Chính sách của Nhà nước về lễ hội?
04 Chính sách của Nhà nước về lễ hội được quy định tại Điều 4 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
(2) Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.
(3) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội.
(4) Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.
Lưu ý: Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên chính thức?
- Chi cục Thuế Quận 3 đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Thời gian làm việc của Đội thuế Quận 3?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
- Mẫu đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ? Cách viết đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ?
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?