Chi phí dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí phá dỡ công trình hay không? Chi phí xây dựng được xác định như thế nào?
Chi phí phá dỡ công trình có được tính trong chi phí dự toán xây dựng công trình không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng
...
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng và được quy định cụ thể như sau:
...
b) Chi phí xây dựng gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
...
Như vậy, chi phí dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí phá dỡ công trình xây dựng.
Chi phí dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí phá dỡ công trình hay không? (hình từ internet)
Chi phí xây dựng trong chi phí dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì chi phí xây dựng trong chi phí dự toán xây dựng được xác định như sau:
- Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.
Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 10/2021/NĐ-CP
Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;
- Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%);
- Thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Dự toán chi phí xây dựng được phép điều chỉnh trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.
2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Dự toán xây dựng
...
4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;
b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...
Như vậy, dự toán chi phí xây dựng công trình được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;
- Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
- Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?