Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu khi nào? Chỉ dẫn kỹ thuật có nằm trong thiết kế kỹ thuật?
Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chỉ dẫn kỹ thuật
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tài liệu không tách rời của hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết cơ sở; chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật phải lập riêng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
Theo đó, chỉ dẫn kỹ thuật là tài liệu không tách rời của hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết cơ sở.
Do đó, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu khi nào? Chỉ dẫn kỹ thuật có nằm trong thiết kế kỹ thuật? (Hình từ Internet)
Chỉ dẫn kỹ thuật có nằm trong thiết kế kỹ thuật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung thiết kế kỹ thuật
1. Thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng năm 2014, thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật bao gồm thuyết minh, các bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì.
2. Nội dung về thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) được quy định như sau:
a) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;
b) Tải trọng và tác động, kết quả tính toán chi tiết, đầy đủ các cấu kiện chịu lực, bộ phận của công trình và bảng tính kèm theo;
c) Bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị, biến dạng giới hạn của nền móng; khả năng chịu lực, biến dạng, ổn định cục bộ (nếu có) của các cấu kiện chịu lực; một số tiêu chí khác trong trường hợp cần thiết và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng làm cơ sở để nhà thầu tư vấn thẩm tra xem xét, kiểm tính và kết luận về an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng.
3. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn về an toàn cháy và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ các giải pháp, kích thước chi tiết, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng đảm bảo đủ điều kiện để lập thiết kế bản vẽ thi công.
5. Chỉ dẫn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này. Hướng dẫn bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 126 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Theo đó, thiết kế kỹ thuật cần phải đảm các nội dung theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng 2014, thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt.
Như vậy, chỉ dẫn kỹ thuật sẽ thuộc nội dung của thiết kế kỹ thuật theo quy định.
Việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được pháp luật quy định bao gồm những nội dung sau:
(1) Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
(2) Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
(3) Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 2025? Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ gì?
- Phạm vi, đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP như thế nào? Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định gì?
- Hãy kể về 1 kỷ niệm sâu sắc trong lòng em hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Mùng 7 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ vào mùng 7 Tết được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?
- Hàng hóa nhập khẩu là quặng sắt được nhập về để kinh doanh có cần xin cấp giấy phép không theo quy định hiện nay?