Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Chi cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ gì?
Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào?
Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 4293/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Chi cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quyết định 4293/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thể được thành lập các Đội nghiệp vụ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo phân cấp của Bộ Tài chính.
2. Biên chế của Chi cục Kiểm tra sau thông quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.
Theo đó, căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thể được thành lập các Đội nghiệp vụ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo phân cấp của Bộ Tài chính.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Quyết định 4293/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan hiện hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
- Xây dựng, trình Cục trưởng Cục Hải quan chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình, quy chế, hướng dẫn thuộc lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan.
- Tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình thuộc lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
- Giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc quyết định kiểm tra sau thông quan, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Cục trưởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng.
- Thực hiện việc ấn định, truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của pháp luật.
- Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo, tố giác phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
- Giúp Cục trưởng Cục Hải quan sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên của Cục Hải quan.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan của Chi cục Hải quan theo quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất Cục trưởng các biện pháp quản lý, điều hành và báo cáo Tổng cục Hải quan đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định.
- Đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đối với vướng mắc của tổ chức, cá nhân vượt thẩm quyền giải quyết của các đơn vị thuộc và trực thuộc về lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định hoặc đề xuất để báo cáo Tổng cục Hải quan những vấn đề vượt thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan.
- Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
- Thực hiện các công việc về cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế trong phạm vi lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
- Thực hiện lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu kiểm tra sau thông quan theo quy định.
- Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?