Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì?
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
Trước đây, theo Điều 1 Quyết định 1704/QĐ-BGTVT năm 2021 (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công. Số lượng Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục trưởng do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Phó Chi cục trưởng, Kế toán trưởng do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chi cục trưởng và theo quy định của pháp luật.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh khác thuộc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực thực hiện theo quy định và phân cấp quản lý các chức danh lãnh đạo, quản lý của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Căn cứ trên quy định Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 4 Quyết định 1704/QĐ-BGTVT năm 2021 (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.
2. Chi cục trưởng do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Phó Chi cục trưởng, Kế toán trưởng do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chi cục trưởng và theo quy định của pháp luật.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh khác thuộc Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực thực hiện theo quy định và phân cấp quản lý các chức danh lãnh đạo, quản lý của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.
Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
a) Đề xuất xây dựng kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì, nâng cấp và xây dựng mới công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định và theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ và theo dõi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức lập phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt; quản lý chất lượng bảo trì công trình đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tiếp nhận, tổ chức quản lý công trình đường thủy nội địa được đầu tư xây dựng mới hoặc bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
c) Tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng; thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa theo quy định;
d) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và theo quy định;
đ) Có ý kiến về việc xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
e) Thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, công trình, khu vực hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
g) Chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia theo quy định;
h) Thực hiện thông báo định kỳ, thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với luồng quốc gia; kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đóng, mở luồng và thực hiện công bố hạn chế giao thông theo quy định;
i) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
k) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
l) Tổng hợp tình hình hoạt động quản lý, bảo trì hệ thống đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý
...
Theo đó, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có nhiệm vụ trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như trên.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 1704/QĐ-BGTVT năm 2021 (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) quy định Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có nhiệm vụ sau đây trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa:
a) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ và theo dõi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phân cấp, ủy quyền của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức lập phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt; quản lý chất lượng bảo trì công trình đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tiếp nhận, tổ chức quản lý công trình đường thủy nội địa được đầu tư xây dựng mới hoặc bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
b) Đề xuất xây dựng kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì, nâng cấp và xây dựng mới công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định và theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
c) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và theo quy định;
d) Có ý kiến về việc xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
đ) Thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, công trình, khu vực hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
e) Thực hiện thông báo định kỳ, thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với luồng quốc gia; kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đóng, mở luồng và thực hiện công bố hạn chế giao thông theo quy định;
g) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
h) Tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng; thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa theo quy định;
i) Chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia theo quy định;
k) Tổng hợp tình hình hoạt động quản lý, bảo trì hệ thống đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý;
l) Tham gia quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
m) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?