Chỉ bản là gì? Hồ sơ thi hành án tử hình có bắt buộc phải có chỉ bản của người bị thi hành án tử hình không?
Chỉ bản là gì?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 giải thích thì chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
Chỉ bản là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thi hành án tử hình có bắt buộc phải có chỉ bản của người bị thi hành án tử hình không?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 80 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Hồ sơ thi hành án tử hình
1. Hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:
a) Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
c) Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
đ) Quyết định thi hành án tử hình;
e) Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
g) Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
h) Kế hoạch thi hành án tử hình;
i) Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
k) Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
l) Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
m) Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
n) 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
o) Biên bản thi hành án tử hình;
p) Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
q) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập, quản lý và được lưu giữ, bảo quản theo chế độ hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:
- Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
- Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
- Quyết định thi hành án tử hình;
- Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
- Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
- Kế hoạch thi hành án tử hình;
- Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
- Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
- Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
- 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
- Biên bản thi hành án tử hình;
- Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
- Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, hồ sơ thi hành án tử hình bắt buộc phải có chỉ bản của người bị thi hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình có cần phải kiểm tra chỉ bản của người chấp hành án tử hình trước khi thi hành án tử hình không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
...
Như vậy, trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?