Chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài khi có vợ sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
- Chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài khi có vợ sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài khi vợ sinh con theo quy định pháp luật
Chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài khi có vợ sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
Về thời gian hưởng chế độ thai sản, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ thai sản
...
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản
...
c) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội;
Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Như vậy, người lao động nam của công ty bạn là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Người lao động nước ngoài sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh thường.
Chế độ thai sản (Hình từ Internet)
Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Về mức hưởng, căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ thai sản
...
3. Mức hưởng chế độ thai sản
b) Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản người lao động được tính dựa trên (mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 ngày ) x 5 (Số ngày nghỉ thực tế)
Về mức hưởng trợ cấp một lần, căn cứ vào Công văn 2161/LĐTBXH-BHXH năm 2020 về việc thực hiện chế độ thai sản đối với người lao động nước ngoài quy định:
….
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì trường hợp lao động nam là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con và không tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì thuộc đối tượng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Trường hợpsinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, trường hợp này người lao động nước ngoài ở công ty bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần do vợ của người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con của người lao động bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm bạn sinh con.
Mức lương cơ sở hiện nay đang được áp dụng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) là 1.800.000 đồng. Lúc này, mức trợ cấp một lần của người lao động được tính bằng: 1.800.000 x 2 = 3.600.000 đồng.
Trước đây, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) là 1.490.000 đồng. Lúc này, mức trợ cấp một lần của người lao động được tính bằng: 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam là người nước ngoài khi vợ sinh con theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2.2.4. Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; …
Như vậy, hồ sơ công ty bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Danh sách 01B-HSB do công ty lập (bản chính)
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?