Chế độ tập sự đối với người đã làm việc theo hợp đồng lao động khi trúng tuyển viên chức? Viên chức được phân loại dựa trên những căn cứ phân loại nào?
- Viên chức được phân loại dựa trên những căn cứ phân loại nào?
- Dựa vào những căn cứ nào mà Nhà nước đưa ra quyết định tuyển dụng viên chức?
- Chế độ tập sự đối với người đã làm việc theo hợp đồng lao động trước khi trúng tuyển viên chức như thế nào?
- Người tập sự viên chức trong thời gian tập sự người hướng dẫn tập sự không?
Viên chức được phân loại dựa trên những căn cứ phân loại nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về phân loại công chức như sau:
"Điều 3. Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp."
Dựa vào những căn cứ nào mà Nhà nước đưa ra quyết định tuyển dụng viên chức?
Theo Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ tuyển dụng viên chức như sau:
"Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức
1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Các nội dung khác (nếu có)."
Chế độ tập sự viên chức
Chế độ tập sự đối với người đã làm việc theo hợp đồng lao động trước khi trúng tuyển viên chức như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự như sau:
“Điều 21. Chế độ tập sự
5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm."
Theo quy định nêu trên, đối với người đã làm việc theo hợp đồng lao động trước khi trúng tuyển viên chức mà làm việc cùng ngành, lĩnh vực hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước anh ấy đã đảm nhiệm, đồng thời có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự mới được xét miễn thực hiện chế độ tập sự.
Nếu thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà anh đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm khi trúng tuyển viên chức thì thời gian đó nay được tính, cộng gộp vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.
Người tập sự viên chức trong thời gian tập sự người hướng dẫn tập sự không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về hướng dẫn tập sự như sau:
"Điều 22. Hướng dẫn tập sự
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày viên chức đến nhận việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ra quyết định bằng văn bản cử viên chức giữ chức danh nghề nghiệp bằng hoặc cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hướng dẫn người tập sự."
Như vậy, người tập sự trong thời gian tập sự sẽ được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bằng văn bản cử viên chức giữ chức danh nghề nghiệp bằng hoặc cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hướng dẫn người tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?