Chế độ lương của cán bộ công chức cấp tỉnh sau sắp xếp có thay đổi không? Quyền hạn của cán bộ công chức cấp tỉnh?
Chế độ lương của cán bộ công chức cấp tỉnh sau sắp xếp có thay đổi không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC như sau:
3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC
3.1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
...
3.4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Như vậy, cán bộ công chức cấp tỉnh tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
Ngoài ra, đối với cán bộ công chức cấp tỉnh hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục được hưởng các chế độ hiện có cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Chế độ lương của cán bộ công chức cấp tỉnh sau sắp xếp có thay đổi không? Quyền hạn của cán bộ công chức cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp tỉnh sau sắp xếp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1.2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp tỉnh sau sắp xếp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương chủ động triển khai thực hiện theo quy định.
Để thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tối đa từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai,... để bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Những nội dung liên quan khác trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính mới được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định về một số nội dung có liên quan khác như sau:
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trụ sở hành chính của ĐVHC mới sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của ĐVHC sau sắp xếp; quan tâm đến nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để ổn định điều kiện làm việc tại ĐHVC mới sau sắp xếp.
- Khi triển khai thực hiện sắp xếp ĐHVC cấp tỉnh, giao địa phương căn cứ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy chính quyền có thể bố trí tỷ lệ hợp lý số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc đồng thời tại trụ sở hành chính của tỉnh cùng sáp nhập và tại trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm công tác quản lý nhà nước tại các địa bàn của tỉnh cùng sáp nhập và giảm bớt khó khăn việc đi lại, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong giai đoạn đầu sáp nhập.
Trên đây là định hướng một số nội dung về sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ. Sau khi hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện.
Đề nghị các địa phương căn cứ nội dung định hướng nêu trên và điều kiện thực tiễn để thực hiện, bảo đảm chính quyền địa phương 02 cấp hoạt động liên tục, thống nhất, không gián đoạn, đáp ứng yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả./.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 85: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A mới nhất? Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A?
- Mẫu ghi thiệp tri ân thầy cô hay và ý nghĩa? Thầy cô có các quyền gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa? Thầy cô giáo chủ nhiệm trong trường trung học có quyền gì?
- Quyết định 912/QĐ-BKHCN năm 2025 về ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số thời kỳ 2025 2030 như thế nào?
- Lưới điện phân phối là gì? Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối bao gồm những gì?