Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước phải bảo đảm những nguyên tắc gì?
- Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm những chế độ nào?
- Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước phải bảo đảm những nguyên tắc gì?
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc ban hành chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm những chế độ nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm:
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương;
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền;
3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật.
Theo đó, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm:
- Chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương;
- Chế độ do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền;
- Chế độ quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật.
Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm những chế độ nào? (Hình từ Internet)
Chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước phải bảo đảm những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước hoặc trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời;
d) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng chung trong cả nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định trên, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
- Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời;
- Tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc ban hành chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
...
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
- Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý;
- Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất là mẫu nào? Nội dung mẫu biên bản?
- 2 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02A 02B theo Hướng dẫn 25 áp dụng cho đối tượng nào?
- Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí? Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm hay, chi tiết?
- Tổng hợp 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú mới nhất chuẩn Hướng dẫn 33? Đối tượng sử dụng 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú?