Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng trong trường hợp nào? Ai được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công?
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công áp dụng khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực sau đây:
- Pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ;
- Pháp y tâm thần;
- Kỹ thuật hình sự;
- Tài chính; ngân hàng;
- Văn hóa; xây dựng;
- Tài nguyên và môi trường;
- Thông tin và truyền thông;
- Nông - lâm - ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công (Hình từ Internet)
Ai được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp áp dụng cho những đối tượng sau đây:
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp.
- Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Trợ lý; kỹ thuật viên; y công; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi;
+ Những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định.
Theo đó, trên đây là những đối tượng có thể được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Nếu thực hiện giám định trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì họ có thể sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công.
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp thì các cơ quan có những trách nhiệm sau đây:
(1) Bộ Tư pháp
- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;
- Sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(2) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, quy định áp dụng đối với từng loại việc giám định và xác định thời gian, số người làm giám định đối với từng loại việc giám định ở lĩnh vực giám định do Bộ, ngành mình quản lý;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra về tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình và hằng năm gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(3) Bộ Công an
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan quy định về thành phần, số lượng người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định này.
(4) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về căn cứ, thủ tục lập dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng;
- Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của Quyết định này;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra tình hình dự toán, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương.
(5) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan
- Có trách nhiệm lập dự toán, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phát và bảo đảm kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc ngành mình trưng cầu.
(6) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở địa phương mình và hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?