Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến ra sao? Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài khoản truy cập như thế nào?
Quy định báo cáo với ngân hàng nhà nước về Khoản vay ngắn hạn đối với Bên đi vay như thế nào?
Tại Điều 40 Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải gửi Chi nhánh báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bên đi vay, Chi nhánh tổ chức việc nhập báo cáo của Bên đi vay vào mẫu biểu trên Trang điện tử để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.
Theo quy định nêu trên thì định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải gửi Chi nhánh báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn hạn theo mẫu tại Phụ lục 04A ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN nêu trên.
Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến ra sao?
Ngoài hình thức nộp báo cáo theo phương thức truyền thống thì đơn vị có thể gửi theo hình thức trực tuyến theo quy định tại Điều 39 Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bên đi vay trên Trang điện tử, Chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, Bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho Bên đi vay để thực hiện Điều chỉnh số liệu.
Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài khoản truy cập như thế nào?
Về trang điện tử chị tham khảo tại Điều 6 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định cụ thể như sau:
Trang điện tử
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
2. Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay tự vay tự trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng được đăng tải trên Trang điện tử.
3. Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài Khoản truy cập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Dẫn đến Điều 8 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định:
Tài Khoản truy cập
1. Tài Khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người sử dụng gồm:
a) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Các cá nhân thuộc Vụ Quản lý Ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
2. Khi đã được cấp tài Khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử theo quy định tại Thông tư này thông qua tài Khoản truy cập của mình.
3. Đăng ký và cấp tài Khoản truy cập đối với Bên đi vay đang có dư nợ vay nước ngoài:
a) Người sử dụng điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài Khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Người sử dụng gửi tờ khai quy định tại Điểm a Khoản này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài Khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này duyệt và cấp tài Khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối cấp tài Khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
4. Đăng ký và cấp tài Khoản truy cập đối với Bên đi vay không có dư nợ vay nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước:
a) Việc đề nghị cấp tài Khoản truy cập được thực hiện đồng thời với việc khai báo thông tin Khoản vay tại Đơn đăng ký Khoản vay hoặc Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay với Ngân hàng Nhà nước trên Trang điện tử theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 và Điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
b) Việc cấp tài Khoản truy cập cho Bên đi vay được thực hiện đồng thời với việc xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài cho Bên đi vay. Vào ngày Khoản vay nước ngoài được xác nhận đăng ký, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều này duyệt và cấp tài Khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà Bên đi vay đã đăng ký tại Đơn đăng ký, Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài.
5. Đăng ký thay đổi thông tin tài Khoản truy cập:
a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài Khoản truy cập khi có thay đổi như sau: Tên Bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của Bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử;
b) Quy trình thực hiện:
(i) Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài Khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử;
(ii) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin về tài Khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài Khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
6. Thẩm quyền cấp và quản lý tài Khoản truy cập:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Chi nhánh) cấp và quản lý tài Khoản truy cập cho các đối tượng sau:
(i) Bên đi vay đang có dư nợ vay nước ngoài;
(ii) Bên đi vay không có dư nợ vay nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi với Chi nhánh theo quy định tại Thông tư này;
b) Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cấp và quản lý tài Khoản truy cập cho các đối tượng sau:
(i) Các cá nhân, đơn vị quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều này;
(ii) Bên đi vay không có dư nợ vay nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi với Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?