Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Bị người khác đe dọa, cưỡng ép chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo đó, chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác được xem là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức khác.
Người chặt phá vườn mít chuẩn bị thu hoạch của bạn có thể vị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?(Hình từ Internet)
Chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người chặt phá vườn mít chuẩn bị thu hoạch của bạn có thể bị truy cứu hình sự với khung hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
+ Giá trị thiệt hại của vườn mít từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+ Giá trị thiệt hại của vườn mít dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
++ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chặt phá trước đó nhưng vẫn tái phạm;
++ Đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trước đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
++ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
++ Vườn mít là phương tiện kiếm sống chính của bạn và gia đình.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Giá trị thiệt hại của vườn mít từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
+ Để che giấu tội phạm khác;
+ Vì lý do công vụ của người bị hại;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Bị người khác đe dọa, cưỡng ép chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Theo điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
...
Theo đó, bị người khác đe dọa, cưỡng ép chặt phá cây trồng chuẩn bị thu hoạch của người khác có thể được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?