Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án dân sự có trái với quy định của pháp luật không?
- Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án có trái với quy định của pháp luật không?
- Việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được thực hiện định kỳ theo tháng hay theo năm?
- Mức tiền tối thiểu Chấp hành viên phải để lại khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được xác định ra sao?
Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án có trái với quy định của pháp luật không?
Căn cứ Điều 79 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.
Theo quy định trên thi trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên có thể ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và đắp ứng được điều kiện sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
Chấp hành viên khi thực hiện thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án thì phải cấp cấp biên lai thu tiền cho họ.
Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án có trái với quy định của pháp luật không? (Hình từ Internet)
Việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được thực hiện định kỳ theo tháng hay theo năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về thời điểm định kỳ mà Chấp hành viên phải tiến hành thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
...
Từ quy định trên thì việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án sẽ được Cháp hành viên thực hiện theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh dựa trên một số cơ sở như sổ sách, giấy tờ có liên quan đến việc kinh doanh và tình hình kinh doanh thực tế đối với ngành nghề của người phải thi hành án đang kinh doanh.
Mức tiền tối thiểu Chấp hành viên phải để lại khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được xác định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc xác định số tiền tối thiếu để lại cho người thi hành án sau khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của họ như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
...
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Như vậy, khi thực hiện thi tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải đảm bảo mức tiền tối thiếu để lại cho người thi hành án đảm bảo được điều kiện sinh hoạt hàng ngày và đủ điều kiện để người phải thi hành án có thể duy trì điều kiện kinh doanh của họ.
Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng.
Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú.
Trường hợp tại địa phương chưa có quy định về chuẩn hộ nghèo thì Chấp hành viên sẽ xác định dựa theo các quy định về chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?