Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không? Có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
- Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước ai trong việc quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị?
- Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có con dấu riêng.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
3. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không? Có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước ai trong việc quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Chánh Thanh tra là thủ trưởng đơn vị Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
...
Theo quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra là thủ trưởng đơn vị Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những việc sau:
- Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra trong phạm vi toàn Viện kiểm sát nhân dân; chủ trì xử lý việc chồng chéo giữa công tác thanh tra và kiểm tra trong Viện kiểm sát nhân dân;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tổ chức quán triệt, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân;
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định, quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Viện kiểm sát nhân dân;
- Trưng dụng công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra;
- Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thay đổi người đứng đầu đơn vị Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp đó trong trường hợp người đó không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ theo quy định;
- Yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và báo cáo kết quả xử lý đối với những thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Viện kiểm sát nhân dân thuộc trách nhiệm quản lý của cấp mình;
- Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý được phát hiện qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ và phòng, chống tham nhũng;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?