Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra đối với lĩnh vực công tác nào của đối tượng kiểm tra?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng nào?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra đối với lĩnh vực công tác nào của đối tượng kiểm tra?
- Mục đích kiểm tra đối với lĩnh vực công tác của đối tượng kiểm tra trong Tòa án nhân dân là gì?
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra và đối tượng kiểm tra
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra đối với:
a) Các cục, vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện);
b) Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ kiểm tra đối với:
a) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện đối với nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Quy chế này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra đối với lĩnh vực công tác nào của đối tượng kiểm tra?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định nội dung kiểm tra như sau:
Mục đích, nội dung kiểm tra
...
2. Nội dung kiểm tra
Việc kiểm tra có thể được thực hiện đối với các lĩnh vực công tác sau đây:
a) Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, của Tòa án nhân dân, theo chỉ thị công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân các cấp;
b) Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử;
c) Công tác xây dựng ngành: Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ quan, đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản lý tài chính, tài sản công;
d) Công việc khác theo yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
Căn cứ quy định trên Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra đối với các lĩnh vực công tác sau đây của đối tượng kiểm tra:
- Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, của Tòa án nhân dân, theo chỉ thị công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân các cấp;
- Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử;
- Công tác xây dựng ngành: Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ quan, đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản lý tài chính, tài sản công;
- Công việc khác theo yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Mục đích kiểm tra đối với lĩnh vực công tác của đối tượng kiểm tra trong Tòa án nhân dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định nội dung kiểm tra như sau:
Mục đích, nội dung kiểm tra
1. Mục đích kiểm tra
Thông qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những điểm mạnh, thuận lợi; những ưu điểm và thành tích công tác của cá nhân, đơn vị để khen thưởng kịp thời và nhân rộng trong Tòa án nhân dân. Đồng thời nhằm phát hiện khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục hoặc xử lý kịp thời những sai phạm (nếu có).
...
Căn cứ trên quy định thông qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những điểm mạnh, thuận lợi; những ưu điểm và thành tích công tác của cá nhân, đơn vị để khen thưởng kịp thời và nhân rộng trong Tòa án nhân dân.
Đồng thời nhằm phát hiện khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục hoặc xử lý kịp thời những sai phạm (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?