Chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, người dân bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là gì?
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
...
2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:
a) Phạm vi bảo vệ đường sắt;
b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
d) Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt;
đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.
...
Theo đó, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:
- Phạm vi bảo vệ đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.
Chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, người dân bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, người dân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Chế tài xử phạt hành vi chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị; trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác hoặc trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt;
b) Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, có thể cảnh báo hoặc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
Thanh tra giao thông vận tải có quyền xử phạt người dân chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không?
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải được quy định tại điểm e khoản 7 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
b) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều 48;
c) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 49;
d) Điều 50, Điều 51;
đ) Khoản 1, khoản 2 Điều 52;
e) Điều 53, Điều 54, Điều 55;
...
Theo đó, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt người dân chăn thả gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?