Chăn nuôi nông hộ là gì? Quy mô chăn nuôi nông hộ là gì? Chăn nuôi ở nuôi không được phép thì bị phạt thế nào?
Chăn nuôi nông hộ là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích thuật ngữ chăn nuôi nông hộ như sau:
Giải thích từ ngữ
Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
Như vậy, chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, diễn ra tại hộ gia đình nông dân có quy mô chăn nuôi nhỏ, dưới mức quy mô chăn nuôi ở trang trại, chủ yếu do những người lao động trong hộ gia đình thực hiện.
Chăn nuôi nông hộ là gì? (hình từ internet)
Quy mô chăn nuôi nông hộ là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về quy mô chăn nuôi như sau:
Quy mô chăn nuôi
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Như vậy, quy mô của chăn nuôi nông hộ là dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Chăn nuôi nông hộ cần đảm bảo điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về điều kiện sau khi chăn nuôi nông hộ như sau:
Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định quy định về quyền và nghĩa vụ của người chăn nuôi như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cần đáp ứng các điều kiện sau khi chăn nuôi nông hộ:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như:
+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định;
+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi,
+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật
Chăn nuôi ở nơi không được phép thì bị phạt thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện chăn nuôi nông hộ sẽ bị xử phạt như sau
Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu cá nhân có hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Lưu ý: Nếu tổ chức vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ sẽ bị xử phạt mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?