Chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm thì số lượng mẫu thử nghiệm cần chuẩn bị là bao nhiêu?
- Khoảng thời gian nào mà bệnh hoại tử thần kinh thường xuất hiện trên cá chẽm nhất?
- Chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm thì số lượng mẫu thử nghiệm cần chuẩn bị là bao nhiêu?
- Thiết bị dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
Khoảng thời gian nào mà bệnh hoại tử thần kinh thường xuất hiện trên cá chẽm nhất?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về đặc điểm dịch tể như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
Hiện nay có khoảng 50 loài cá mẫn cảm với vi rút VNN, chủ yếu là các loài chủ yếu ở cá biển như cá vược (cá chẽm), cá mú (cá song) và một số loài cá khác.
Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng nhưng tỷ lệ tử vong cao được ghi nhận ở cả thương phẩm và cá trưởng thành.
Vi rút gây bệnh VNN có thể lây truyền theo chiều ngang qua môi trường nước, từ cá thể bị bệnh sang cá thể khỏe mạnh trong cùng một môi trường sống hoặc chúng có thể lây lan qua các dụng cụ vận chuyển cá và các sản phẩm từ cá bị nhiễm vi rút từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra Vi rút gây bệnh có truyền theo chiều dọc từ cá thể bố mẹ nhiễm vi rút sang cá con.
Ở Việt Nam hiện nay bệnh VNN có gần như quanh năm và bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25 °C đến 30 °C.
...
Như vậy, bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25 °C đến 30 °C.
Vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh có thể lây truyền theo chiều ngang qua môi trường nước, từ cá thể bị bệnh sang cá thể khỏe mạnh trong cùng một môi trường sống hoặc chúng có thể lây lan qua các dụng cụ vận chuyển cá và các sản phẩm từ cá bị nhiễm vi rút từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra Vi rút gây bệnh có truyền theo chiều dọc từ cá thể bố mẹ nhiễm vi rút sang cá con.
Hiện nay có khoảng 50 loài cá mẫn cảm với vi rút VNN, chủ yếu là các loài chủ yếu ở cá biển như cá vược (cá chẽm), cá mú (cá song) và một số loài cá khác.
Chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm thì số lượng mẫu thử nghiệm cần chuẩn bị là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm thì số lượng mẫu thử nghiệm cần chuẩn bị là bao nhiêu?
Theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về việc lấy mẫu như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Phương pháp Nested RT - PCR (Reverse transcriptase-polymerase chain reaction)
6.1.1 Lấy mẫu
Cá <1 cm: Lấy nguyên con từ 5 -10 con
Cá từ 1 đến 6 cm: Lấy phần đầu bao gồm mắt, não của 3-5 con
Cá lớn: Lấy não, mắt
Cá bố mẹ: Lấy não, mắt, Trứng, sẹ
Lượng mẫu lấy để tách chiết ARN khoảng 30 mg.
Mẫu được nghiền nhuyễn với tỷ lệ 1 thể tích mẫu trong 9 thể tích dung dịch muối đệm PBS (3.1.2), để tạo thành huyễn dịch 10 % (sử dụng cân phân tích cân trọng lượng mẫu được nghiền để điều chỉnh lượng dung dịch PBS (3.1.2) nhằm đảm bảo tạo được huyễn dịch 10%).
...
Theo Tiêu chuẩn trên thì số lượng mẫu cá chẽm nhiễm bệnh được dùng trong chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh như sau:
- Cá <1 cm: Lấy nguyên con từ 5 -10 con
- Cá từ 1 đến 6 cm: Lấy phần đầu bao gồm mắt, não của 3-5 con
- Cá lớn: Lấy não, mắt
- Cá bố mẹ: Lấy não, mắt, Trứng, sẹ
Thiết bị dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về dụng cụ và thiết bị dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh như sau:
Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau
4.1 Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR, Realtime PCR
4.1.1 Máy nhân gen PCR.
4.1.2 Máy Realtime PCR
4.1.3 Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g và 20 000 g.
4.1.4 Máy lắc trộn vortex
4.1.5 Máy spindown
4.1.6 Bộ điện di, gồm bộ nguồn và bể chạy điện di.
4.1.7 Máy đọc gel
4.2 Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng parafin
4.2.1 Khuôn nhựa, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.2.2 Máy xử lý mẫu mô tự động
4.2.3 Nồi đun parafin, có thể duy trì nhiệt độ từ 56 °C đến 65 °C.
4.2.4 Khay sắt, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.2.5 Máy làm lạnh tiêu bản, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 10 °C đến 4 °C.
4.2.6 Máy cắt tiêu bản, cắt ở độ mỏng từ 3 µm đến 5 µm.
4.2.7 Nồi dãn tiêu bản, có thể duy trì nhiệt độ từ 35 °C đến 65 °C.
4.2.8 Kính hiển vi quang học, vật kính 10 X, 20X, 40 X và 100 X.
4.2.9 Lamen, vô trùng.
4.2.10 Lam kính, vô trùng.
4.2.11 Bom Canada (keo gắn).
4.2.12 Bút ghi kính (ghi ký hiệu mẫu).
4.2.13 Máy sấy mẫu sau cắt
Như vậy, khi thực hiện chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm thì cần dùng những thiết bị, dụng cụ nêu trên để hỗ trợ quá trình chấn đoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?