Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép buộc con nghỉ học như sau:
Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Bên cạnh đó, tại Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép buộc con nghỉ học như sau:
Vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...
Như vậy, có thể thấy rằng việc cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn là hành vi lạm dụng, bóc lột con và vi phạm về quyền được giáo dục của con.
Cho nên, cha mẹ có hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với hành vi ép buộc con nghỉ học: xử phạt số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Đối với hành vi ép buộc con ngồi lề đường xin ăn: xử phạt số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc cha mẹ nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này và chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho con.
Lưu ý: Mức xử phạt trên là mức cử phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con? (Hình từ Internet)
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Căn cứ theo quy định tại ĐIều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Như vậy, theo quy định trên, cha mẹ có hành vi ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường ăn xin là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và sẽ bị hạn chế quyền đối với con.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định như thế nào?
Theo quy định tại ĐIều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ đối với con như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con;
- Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ;
- Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;
- Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?