Cha mẹ ép buộc con kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có bị xử phạt?
- Cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có bị xử phạt?
- Cha mẹ ép buộc con kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
- Nếu cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn, hoàn toàn tự nguyện và muốn yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì có được không?
Cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có bị xử phạt?
Về hành chính, việc cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
...
Theo đó hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Do đó, cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn của con dù là mục đích gì thì cũng có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về Tội cưỡng ép kết hôn như sau:
Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Theo đó, người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách hình sự về tội cưỡng ép kết hôn.
Như vậy, cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tùy trường hợp như đã phân tích ở trên mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cha mẹ ép buộc con gái kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có bị xử phạt? (Hình từ Internet)
Cha mẹ ép buộc con kết hôn trái với ý muốn để lấy tiền sính lễ từ nhà trai để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, cá nhân bạn nữ bị cha mẹ ép buộc kết hôn có thể yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về sự tự nguyện trong kết hôn.
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như có đề cập ở trên khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Nếu cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn, hoàn toàn tự nguyện và muốn yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì có được không?
Nếu cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn và muốn yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy, sau khi bị cha mẹ ép buộc kết hôn thì nếu cả hai bên muốn yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân khi đã đủ các điều kiện kết hôn theo quy định thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.
Ngoài ra, quan hệ hôn nhân cũng được xác lập từ thời điểm các bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?