Cha mẹ có bắt buộc phải cấp dưỡng cho con cái sau khi đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến ly hôn hay không?
Cấp dưỡng được định nghĩa như thế nào?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là:
"Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người achưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này."
Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi người đó là người:
- Chưa thành niên;
- Đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.
Cấp dưỡng
Ai có trách nhiệm cấp dưỡng cho con cái sau khi ly hôn?
Căn cứ Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này."
Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con. Nghĩa vụ này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác."
Cha mẹ có bắt buộc phải cấp dưỡng cho con cái sau khi đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến ly hôn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Căn cứ the quy định trên, có thể thấy, sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên với con, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như vậy, cấp dưỡng là nghĩa vụ cha hoặc mẹ sau khi ly hôn không sống cùng con chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có tài sản và không có khả năng lao động để tự nuôi mình phải thực hiện.
Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận không cấp dưỡng thì người không trực tiếp nuôi con sẽ không phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?