Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì có được đăng ký khai sinh hay không? Thông tin ghi tên cha mẹ khi khai sinh cho con sẽ ghi như thế nào?
Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì có được đăng ký khai sinh hay không?
Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quyền được khai sinh, khai tử như sau:
Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 cũng có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo quy định trên cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Vì vậy, trường hợp hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh.
Như vậy, kể cả trường hợp cha mẹ của đứa bé chưa đăng ký kết hôn hoặc có ý định không đăng ký kết hôn thì theo quy định của pháp luật đứa bé vẫn sẽ có quyền được khai sinh đầy đủ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì có được đăng ký khai sinh hay không? Thông tin ghi tên cha mẹ khi khai sinh cho con sẽ ghi như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì thông tin ghi tên cha mẹ khi khai sinh cho con sẽ ghi như thế nào?
Đầu tiên trong trường hợp cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì dẫn đến việc cán bộ Hộ tịch không thể ghi thông tin của cha đứa con vào mục thông tin của cha được.
Cho nên dẫn đến trường hợp này tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Từ quy định trên cho thấy phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Hồ sơ gồm:
(1) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
(2) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh;
(3) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.
Đồng thời người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Như vậy, sau khi đầy đủ hồ sơ hoàn chỉnh thì sẽ được ghi tên cha của con trên giấy khai sinh và làm thủ tục khai sinh theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 một cách bình thường.
Đăng ký khai sinh cho con trực tiếp ở đâu?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký khai sinh thì: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Theo khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).
Như vậy, cha, mẹ, ông, bà, người thân hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng phải làm Giấy khai sinh cho trẻ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Nếu không xác định được nơi cư trú của cha mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
* Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con thì tại Luật Hộ tịch 2014 Theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, khi làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: - Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Đồng thời, tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, có quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: - Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?