Cầu Vĩnh Phú ở đâu? Cầu Vĩnh Phú qua sông nào? Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung gì?
Cầu Vĩnh Phú ở đâu? Cầu Vĩnh Phú qua sông nào?
Theo điểm b tiểu mục 3 Mục II Quyết định 3073/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có nên như sau:
Nội dung điều chỉnh quy hoạch
...
b) Cầu lớn vượt sông
(1) Cầu vượt sông Lô
+ Cầu Vĩnh Phú (cầu Đức Bác), đường dẫn đầu cầu đến ĐT.306 kết nối huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) và thành phố Việt Trì (Phú Thọ), với quy mô cầu dài khoảng 700m, rộng 16,5m;
+ Cầu Như Thụy, đường dẫn đầu cầu đến ĐT.306B (đường Yên Thạch - Then) kết nối huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) và huyện Phù Ninh (Phú Thọ), với quy mô cầu dài khoảng 600m, rộng 16,5m - 24m.
(2) Cầu vượt sông Hồng
+ Cầu Vân Phúc (cầu Trung Hà) kết nối huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với quy mô cầu dài khoảng 4.800m, quy mô 6 làn xe rộng tối thiểu 24m.
(3) Cầu vượt sông Phó Đáy
+ Cầu Bến Gạo mới kết nối 2 huyện Tam Dương và Lập Thạch, với quy mô cầu dài khoảng 200m, rộng 12m - 24m;
+ Cầu Chang trên ĐT.302 kết nối 2 huyện Lập Thạch và Tam Đảo, với quy mô cầu dài khoảng 200m, rộng 12m - 24m.
(4) Cầu vượt sông khác
+ Cầu Bòn vượt sông Bòn trên ĐT.302 kết nối xã Hương Sơn và thị trấn Gia Khánh (huyện Bình Xuyên), với quy mô cầu dài khoảng 70m, rộng 12m - 24m;
+ Cầu Khả Do vượt sông Cà Lồ trên ĐT.301 thuộc phương Nam Viêm (TP Phúc Yên), với quy mô cầu dài khoảng 70m, rộng 12m - 24m;
...
Theo đó, cầu Vĩnh Phú là cầu vượt bắc qua sông lô. Cầu Vĩnh Phú là đường dẫn đầu cầu đến ĐT.306 kết nối huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) và thành phố Việt Trì (Phú Thọ), với quy mô cầu dài khoảng 700m, rộng 16,5m.
Cầu Vĩnh Phú ở đâu? Cầu Vĩnh Phú qua sông nào? Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cầu Vĩnh Phú thuộc công trình xây dựng cấp mấy?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2310/QĐ-UBND năm 2022 về Danh mục tuyến đường, dự án trọng tâm, trọng điểm, tiêu biểu dự án đầu tư và đăng ký hoàn thành tiến độ kèm theo dự án như sau:
TT | Công trình | Chiều dài (Km) | Quy mô, cấp công trình | Ghi chú |
IV | Các công trình Cầu, nút giao | |||
1 | Xây dựng cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ | 0,70 | Nhóm B, công trình cấp I | Đang triển khai |
2 | Tuyến giao thông kết nối từ đê tả sông Hồng đến cầu Vân Phúc | 1,20 | Nhóm B | Đã duyệt CTĐT |
3 | Xây dựng cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên | 0,75 | Nhóm B, Cấp đặc biệt | Đã duyệt dự án |
4 | Cầu Bến Gạo qua sông Phó Đáy trên ĐT.305 | 0,44 | Nhóm C, công trình cấp III | Đang triển khai |
5 | Xây dựng cầu Bòn trên ĐT. 302 | 0,5 | Nhóm C, cấp III | Đang chuẩn bị đầu tư |
6 | Nút giao thông Ngã 5 gốc Vừng | Đang nghiên cứu | ||
7 | Xây dựng nút giao khác mức giữa đường Kim Ngọc và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, thành phố Vĩnh Yên | 0,7 | Nhóm B, cấp đặc biệt | Đã phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, đang chuẩn bị đầu tư |
8 | Nút giao IC5 giao giữa QL.2C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai | - | Khác mức | Đang nghiên cứu |
9 | Nút giao IC2: giao giữa Đường Nguyễn Tất Thành - thành phố Phúc Yên với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai | - | Khác mức | Đang nghiên cứu |
10 | Nút giao vượt đường sắt 1: Đường Vành đai 2 vượt đường sắt tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên. | - | Khác mức | Đang nghiên cứu |
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2310/QĐ-UBND năm 2022 vừa nêu trên thì cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ là công trình thuộc dự án nhóm B - công trình cấp I.
Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung nào?
Theo Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg việc thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê phải tính toán thủy văn, thủy lực, xác định và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến thoát lũ; an toàn đê điều; ổn định lòng, bờ, bãi sông; hoạt động của các công trình lân cận và giao thông đường thủy để lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn, cụ thể:
- Tính toán thiết kế đảm bảo thoát lũ thiết kế, lũ lịch sử sau khi xây dựng cầu;
- Tính toán xác định sự biến đổi mực nước; đánh giá ảnh hưởng đến an toàn chống lũ của đê (cao trình chống lũ; ổn định thân đê, nền đê); sự ổn định và hoạt động của các công trình trong phạm vi ảnh hưởng;
- Tính toán xác định sự thay đổi về hướng, vận tốc dòng chảy ở thượng lưu, hạ lưu và vị trí cầu; đánh giá ảnh hưởng đến xói, sạt lở đê điều, lòng, bờ, bãi sông, các công trình lân cận và hoạt động giao thông đường thủy.
Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung sau đây:
(1) Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn đê điều và công trình trong mùa mưa lũ theo quy định của pháp luật;
(2) Trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi diễn biến đê điều, bãi sông tại vị trí xây dựng và khu vực thượng, hạ lưu cầu, trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng và kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đê điều, bãi sông;
(3) Việc sử dụng xe cơ giới phục vụ thi công đi trên đê phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, lán trại, đường công vụ phục vụ thi công không được gây mất ổn định đê điều, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy;
(4) Trước mùa lũ và sau khi hoàn thành công trình, phải tháo dỡ, thanh thải vật liệu, phế thải, công trình phục vụ thi công và hoàn trả hiện trạng bãi sông, lòng sông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?