Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành tội phạm? Hành vi không cấu thành tội phạm có thể khởi tố hay không?

Cấu thành tội phạm là gì? Có các yếu tố cấu thành tội phạm nào? Hành vi không cấu thành tội phạm có thể khởi tố hay không? Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì hiện nay có bao nhiêu loại tội phạm?

Cấu thành tội phạm là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Hiện tại Bộ luật Hình sự 2015 không có giải thích thế nào là cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có giải thích tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Theo đó, có thể hiểu cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Có 04 yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm:

- Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.

- Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm.

- Chủ thể của tội phạm: là người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật Hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành tội phạm? Hành vi không cấu thành tội phạm có thể khởi tố hay không?

Cấu thành tội phạm là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm? (Hình từ Internet)

Hành vi không cấu thành tội phạm có thể khởi tố hay không?

Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự như sau:

Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Theo đó, trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự.

Có mấy loại tội phạm theo quy định hiện nay?

Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

(1) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

(2) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

(3) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Cấu thành tội phạm
Khởi tố vụ án hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấu thành tội phạm của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Căn cứ khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự?
Pháp luật
Tố giác tội phạm là gì? Tố giác tội phạm là căn cứ khởi tố vụ án hình sự đúng không theo quy định?
Pháp luật
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan điều tra khởi tố bị can khi bị can thuộc trường hợp không được khởi tố thì sẽ xử lý như thế nào?
Pháp luật
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự đối với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?
Pháp luật
Xác định những dấu hiệu gì để căn cứ khởi tố vụ án hình sự? Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?
Pháp luật
Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành tội phạm? Hành vi không cấu thành tội phạm có thể khởi tố hay không?
Pháp luật
Cơ quan có ra quyết định tạm đình chỉ công tác hay khi cán bộ bị tạm giam, khởi tố hình sự để điều tra không?
Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi xác định một sự việc có dấu hiệu tội phạm đúng không?
Pháp luật
Cơ quan điều tra không đồng ý với việc hủy bỏ quyết định khởi tố của Viện kiểm sát thì có thể từ chối thực hiện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấu thành tội phạm
1,146 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấu thành tội phạm Khởi tố vụ án hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấu thành tội phạm Xem toàn bộ văn bản về Khởi tố vụ án hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào