Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1? Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí?
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1?
Tham khảo những câu hỏi trắc nghiệm của bài 1 môn Địa lí lớp 7 dưới đây:
Câu 1: Tháp dân số cho biết:
A. Trình độ văn hóa của người dân.
B. Tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động.
C. Dân số hoạt động trong các ngành kinh tế.
D. Dân số thành thị và nông thôn.
Lời giải: Tháp dân số cho biết tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuồi, số người trong độ tuổi lao động.
Câu 2: Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng
A. Biểu đồ.
B. Bản đồ.
C. Tháp tuổi.
D. Công thức.
Lời giải: Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.
Câu 3: Hình dạng tháp tuổi với đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện
A. Tỉ lệ trẻ em cao.
B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
C. Tỉ lệ người già lớn.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao
Lời giải: Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.
Câu 4: Tỉ lệ trẻ em cao thì hình dạng tháp tuổi có đặc điểm gì?
A. Đáy tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.
B. Đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp.
C. Đáy và đỉnh tháp mở rộng.
D. Đáy và đỉnh tháp thu hẹp.
Lời giải: Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.
Câu 5: Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện
A. Tỉ lệ người già cao.
B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
Lời giải: Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).
Câu 6: Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao được biểu hiện lên tháp tuổi như thế nào?
A. Thân tháp mở rộng, đáy tháp thu hẹp.
B. Thân và đáy tháp mở rộng.
C. Thân và đáy tháp thu hẹp.
D. Thân tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.
Lời giải: Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).
Câu 7: Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là
A. Gia tăng tự nhiên.
B. Gia tăng cơ giới.
C. Gia tăng dân số.
D. Biến động dân số.
Lời giải: Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới
Câu 8: Gia tăng cơ giới là
A. Số người sinh ra trong năm so với tổng số dân.
B. Số người chết đi trong năm so với tổng số dân.
C. Số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến.
D. Số dân nam so với số dân nữ.
Lời giải: Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Câu 9: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu, châu Á, châu Mĩ.
B. Châu Âu, châu Á, châu Phi.
C. Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
D. Châu Á, châu Mĩ, châu Phi.
Lời giải: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
Câu 10: Khu vực nào trên thế giới không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Mỹ Latinh.
D. Châu Âu.
Lời giải: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. -> Châu Âu là khu vực không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số.
Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX?
A. Kinh tế phát triển.
B. Những tiến bộ về y tế.
C. Chiến tranh.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Lời giải: Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
=> Nhận xét chiến tranh làm cho dân số thế giới tăng nhanh trong thời kì trên là không đúng
Câu 12: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX đã gây ra tình trạng gì?
A. Bùng nổ dân số.
B. Đô thị hóa tăng nhanh.
C. Kinh tế chậm phát triển.
D. Già hóa dân số.
Lời giải: Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
Câu 13: Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân chủ yếu không phải do
A. Dịch bệnh.
B. Chiến tranh.
C.Đói kém.
D. Chính sách dân số.
Lời giải: Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân là do dịch bệnh, chiến tranh, đói kém. Thời kì này, chính sách dân số chưa được sử dụng để kìm hãm sự phát triển dân số trên thế giới.
=> Chính sách dân số không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng chậm ở giai đoạn này.
Câu 14: Trong những thập kỉ gần đây, dân số thế giới tăng chậm hơn, nguyên nhân chủ yếu do
A. dịch bệnh.
B. chiến tranh.
C. đói kém.
D. chính sách dân số.
Lời giải: Trước đây, nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm là do dịch bệnh, chiến tranh và đói kém.Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, chiến tranh không còn, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện thì chính sách dân số mới là nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm.
Câu 15: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao
B. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử cao
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp
D. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử thấp
Lời giải: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử
=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1? Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí? (Hình từ Internet)
Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí?
Căn cứ quy định tại điểm a mục 1 Chương VIII Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT một số thuật ngữ trong môn Địa lí được hiểu như sau:
- Địa lí tự nhiên: Địa lí tự nhiên nghiên cứu một cách tổng hợp các thành phần cấu thành nên vỏ địa lí của Trái Đất cũng như các bộ phận lãnh thổ khác nhau của Trái Đất. Địa lí tự nhiên thường được phân chia thành địa lí tự nhiên đại cương (nghiên cứu các quy luật chung của vỏ địa lí) và các khoa học địa lí tự nhiên bộ phận nghiên cứu các địa quyển (như Địa mạo học nghiên cứu về địa hình; Khí hậu học và khí tượng học nghiên cứu về khí quyển; Thuỷ văn học nghiên cứu về sông, hồ, nước ngầm; Thổ nhưỡng học nghiên cứu về lớp đất; Địa lí sinh vật nghiên cứu về các quần xã thực vật và động vật, các hệ sinh thái,...).
- Địa lí kinh tế - xã hội: Địa lí kinh tế - xã hội nghiên cứu tổ chức lãnh thổ về kinh tế - xã hội ở các nước, các vùng, các địa phương khác nhau. Địa lí kinh tế - xã hội bao gồm địa lí dân cư, địa lí kinh tế và địa lí xã hội.
- Địa lí dân cư: Địa lí dân cư nghiên cứu các quy luật và đặc điểm không gian về sự hình thành và phát triển của cơ cấu dân cư hiện đại và của các điểm dân cư trong các điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế và xã hội khác nhau.
- Địa lí kinh tế: Địa lí kinh tế nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất xã hội, các quá trình không gian và các hình thức tổ chức đời sống của con người trước hết là từ quan điểm hiệu quả sản xuất. Địa lí kinh tế bao gồm nhiều khoa học bộ phận như: địa lí nông nghiệp, địa lí công nghiệp, địa lí dịch vụ,...
- Địa lí xã hội: Địa lí xã hội nghiên cứu các quá trình không gian và các hình thức tổ chức lãnh thổ đời sống của con người, mà trước hết là trên quan điểm về điều kiện lao động, sinh hoạt, nghỉ dưỡng, phát triển nhân cách và tái sản xuất đời sống con người. Nhiều vấn đề đặc thù của địa lí xã hội như địa lí về giới, địa lí về chất lượng cuộc sống,...
- Địa lí khu vực: Địa lí khu vực nghiên cứu về các khu vực trên thế giới có sự phân định rõ không gian, tập trung vào các đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của một lãnh thổ cụ thể.
- Địa lí vùng: Địa lí vùng nghiên cứu về các bộ phận lãnh thổ thường là ở trong phạm vi một quốc gia, được phân biệt bởi các ranh giới. Về tự nhiên, vùng được hiểu với nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như: miền địa lí tự nhiên, khu địa lí tự nhiên,... Về kinh tế, có nhiều loại vùng khác nhau, như: vùng kinh tế ngành, vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế trọng điểm,...; mỗi vùng có những đặc điểm riêng, khác với vùng khác về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế và có mối liên hệ trong vùng với nhau, cũng như với các vùng khác.
- Địa lí địa phương: Địa lí địa phương nghiên cứu về vị trí địa lí, thiên nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội ở các lãnh thổ như một làng; xã; huyện; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối tượng địa lí: Đối tượng địa lí là các sự vật, hiện tượng, quá trình,... tự nhiên hay nhân tạo như là một chỉnh thể ở trong lớp vỏ địa lí. Mỗi đối tượng địa lí đều có vị trí địa lí xác định.
- Vị trí địa lí: Vị trí địa lí là vị trí của đối tượng địa lí đối với bề mặt Trái Đất cũng như đối với các đối tượng khác mà chúng có quan hệ tương tác với nhau. Vị trí địa lí là đặc trưng quan trọng của đối tượng, vì ở một mức độ đáng kể, nó cung cấp biểu tượng về các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các đặc điểm địa phương của sự định vị đối tượng. Vị trí địa lí được xác định nhờ toạ độ địa lí. Có thể đánh giá vị trí địa lí về các phương diện khác nhau: vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế, vị trí địa lí vận tải, vị trí địa lí quân sự, vị trí địa chiến lược (địa chính trị),...
Đặc điểm môn Địa lí theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm Thông tư 32?
Căn cứ quy định tại Chương I Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Qquy định về đặc điểm của môn Địa lí như sau:
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM ngày 27 4 2025 cập nhật mới nhất? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?
- Khối Nữ Quân nhạc diễu hành 30 4 đường nào? Hướng đi Khối Nữ Quân nhạc trong lễ diễu binh 30 4?
- Hướng dẫn xem tổng duyệt diễu binh 27 4? Lịch tổng duyệt diễu binh 27 4? Diễu binh 27 4 mấy giờ?
- Hoạt động của tổ chức tín dụng sau sáp nhập là gì? Phương án kinh doanh 03 năm đầu của tổ chức tín dụng sau sáp nhập cần nội dung gì?
- Văn khấn Thần Tài mùng 1 tháng 4 âm lịch năm 2025 chuẩn? Mẫu bài văn khấn Thần Tài mùng 1 tháng 4 âm lịch 2025 chi tiết?