Caption Tết hài hước, vui tươi chào đón năm mới? Tết Nguyên đán Ất tỵ được nghỉ bao nhiêu ngày?
Caption Tết hài hước, vui tươi chào đón năm mới?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) là một trong các ngày lễ lớn của nước ta.
Caption Tết hài hước, vui tươi chào đón năm mới như sau:
(1) CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 🎆 12 tháng phú quý, 365 ngày giàu sang, 8760 thành công, 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý 💖 (2) Tết này vẫn giống Tết xưa. Vẫn nằm ôm gối, vẫn chưa có bồ. 😂 (3) Thu đi để lại lá vàng. Tết đi để lại cho nàng…vài cân. 🌻 (4) Tết này không sợ thiếu tiền, chỉ sợ thiếu người lì xì! 💸 (5) Xuân này con không về 🏡 vì bận đi gom lì xì khắp mọi miền đất nước! 💸 (6) Mục tiêu năm mới: Đổi avatar Tết, đổi vận tình duyên! 💖 (7) Người ta nói Tết là để sum vầy, còn mình thì sum bên nồi bánh chưng cho đỡ đói! 🎉 (8) Tết này không biết nên mặc gì để hợp mốt, chắc mặc… kệ đời thôi! 🎊 (9) Tết này vẫn như Tết xưa, vẫn ngồi cắn hạt dưa và đợi lì xì! 💸 (10) Đầu năm đừng xông đất nhà mình, hãy xông vào tim mình trước đi! 💖 (11) Mùng 1 ăn chơi, mùng 2 hết tiền, mùng 3 nằm nhà dưỡng sức. 😂 (12) Năm mới chưa thấy ai chúc, chỉ thấy mẹ thúc dọn nhà. 💪🌺 * Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo |
Caption Tết hài hước, vui tươi chào đón năm mới? (Hình từ Internet)
Tết Nguyên đán Ất tỵ được nghỉ bao nhiêu ngày?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 chính thức như sau:
(1) Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức:
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
(2) Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của người lao động:
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Nguyên đán 2025 như sau:
Dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo.
*Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Như vậy, có thể thấy lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức đã là lịch cố định còn lịch nghỉ tết của người lao động sẽ linh hoạt dựa vào sự lựa chọn của người sử dụng lao động.
Năm 2025, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau đây:
- 28 Tết âm lịch: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết âm lịch: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết âm lịch: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết âm lịch: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết âm lịch: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết âm lịch: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết âm lịch: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa
Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, theo các quy định trên thì Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Tuy nhiên, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
>> Xem thêm: Lương tháng 13 và thưởng Tết có gì khác nhau?










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người địa điểm và thời gian tổ chức? Các khu vực trưng bày tại triển lãm?
- Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam có tổ chức biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa không?
- Tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả cai nghiện ma túy năm 2025? Quản lý người cai nghiện ma túy thế nào?
- Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất 2025 có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến thế nào?