Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên chính thức?
Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 có quy định như sau:
Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
4.1. (Khoản 1): Thời hạn tổ chức lễ kết nạp.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn nêu trên phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.
...
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên.
Ngoài ra, nếu để quá thời hạn nêu trên thì phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.
Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức?
Theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 có quy định về thẩm quyền kết nạp đảng viên như sau:
Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
...
4.3. (Khoản 3): Thời hạn, thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức.
4.3.1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp; trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận chính thức, thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét, quyết định; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn tối đa 30 ngày làm việc. Việc đồng ý hoặc không đồng ý, phải thông báo kết quả cho chi bộ nơi đề nghị kết nạp đảng viên hoặc công nhận đảng viên chính thức biết. Nếu để quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.
4.3.2. Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức.
a) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên: Do tập thể đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.
b) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở: Do ban thường vụ xem xét, quyết định.
c) Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Do tập thể thường trực cấp ủy và các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng cùng cấp xem xét, quyết định.
d) Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an Trung ương: Bộ Chính trị có quy định riêng.
...
Theo đó, căn cứ quy định trên thì thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức bao gồm:
(1) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên: Do tập thể đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.
(2) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở: Do ban thường vụ xem xét, quyết định.
(3) Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Do tập thể thường trực cấp ủy và các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng cùng cấp xem xét, quyết định.
(4) Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an Trung ương: Bộ Chính trị có quy định riêng.
6 nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định về 6 nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay như sau:
(1) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
(2) Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
(3) Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
(4) Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
(5) Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
(6) Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh năm 2025 theo Quyết định 1330 ra sao?
- Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì? Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc họ Khỉ và Vượn?
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?
- Khu Quản lý đường bộ II quản lý các tuyến lộ thuộc khu vực tỉnh nào? Nhiệm vụ và quyền hạn về các tuyến quốc lộ được giao quản lý?