Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là gì? Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là gì? Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm những gì?
Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam được giải thích tại Điều 12 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Cấp hiệu
Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam mang trên vai áo. Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: Nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan - binh sĩ).
...
Theo quy định trên, cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam mang trên vai áo.
Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: Nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan - binh sĩ).
Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Cấp hiệu
...
1. Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
b) Nền cấp hiệu màu xanh dương; nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu;
c) Đường viền cấp hiệu màu vàng;
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa), cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có hai gạch ngang, cấp úy có một gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
Đại úy, Đại tá: 04 sao.
2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có một đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
b) Nền cấp hiệu màu xanh dương;
c) Đường viền cấp hiệu màu vàng;
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V màu vàng. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa, số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
...
Theo đó, cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như sau:
- Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
- Nền cấp hiệu màu xanh dương; nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu;
- Đường viền cấp hiệu màu vàng;
- Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa), cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có hai gạch ngang, cấp úy có một gạch ngang, số lượng sao:
+ Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: 01 sao;
+ Trung úy, Trung tá, Trung tướng: 02 sao;
+ Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
+ Đại úy, Đại tá: 04 sao.
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam đối với sĩ quan được quy định như thế nào?
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam mang trên ve cổ áo cảnh phục dã chiến có cấu tạo cơ bản gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch.
...
2. Sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh, gạch dọc màu vàng, số lượng sao như trên cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định này; số lượng gạch: Cấp tá có hai gạch dọc, cấp úy có một gạch dọc.
...
Theo đó, phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam mang trên ve cổ áo cảnh phục dã chiến có cấu tạo cơ bản gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch.
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
- Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh, gạch dọc màu vàng, số lượng sao như trên cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 được nêu cụ thể trên;
- Số lượng gạch: Cấp tá có hai gạch dọc, cấp úy có một gạch dọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?