Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
- Ai có quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
- Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
- Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có thời hạn bao lâu?
Ai có quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 14 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;
c) Biên bản nghiệm thu công trình;
d) Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP;
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa: Tải về
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;
- Biên bản nghiệm thu công trình;
- Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến.
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
...
2. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, việc cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như sau:
- Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có thời hạn bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
...
3. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
Theo đó, thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?