Cảnh sát viên trung cấp của Cảnh sát biển có thời gian đảm nhiệm chức vụ dưới 5 năm thì có được bổ nhiệm trở thành Cảnh sát viên cao cấp hay không?
Ai có quyền quyết định việc bổ nhiệm Cảnh sát viên của Cảnh sát biển?
Cảnh sát viên trung cấp của Cảnh sát biển (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Theo đó, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên.
Cảnh sát viên trung cấp có thời gian đảm nhiệm chức vụ dưới 5 năm thì có được bổ nhiệm trở thành Cảnh sát viên cao cấp hay không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp:
a) Đã là Cảnh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
...
Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP và đã là Cảnh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm là một trong những điều kiện để được bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong trường hợp đặc biệt như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong trường hợp đặc biệt
1. Trong trường hợp đặc biệt, cán bộ được điều động đến công tác tại cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, chưa đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 7; khoản 2 Điều 8; điểm b, c khoản 1 Điều 9; điểm b, c, d khoản 1 Điều 10, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên trung cấp, Cảnh sát viên cao cấp.
...
Theo đó, Cảnh sát viên trung cấp có thời gian đảm nhiệm chức vụ dưới 5 năm vẫn có thể được bổ nhiệm trở thành Cảnh sát viên cao cấp trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp theo quy định của pháp luật hình sự;
- Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Cảnh sát viên trung cấp.
Bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp trong trường hợp đặc biệt theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Theo đó, tiến hành bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp trong trường hợp đặc biệt theo trình tự, thủ tục như sau:
- Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
- Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
- Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp;
- Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
- Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của Hội đồng tuyển chọn;
- Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?