Cảnh sát môi trường là lực lượng đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về những lĩnh vực nào? Và do ai chịu trách nhiệm quản lý?
Cảnh sát môi trường là lực lượng đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về những lĩnh vực nào?
Căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Vị trí, chức năng của Cảnh sát môi trường
Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.
Như vậy, Cảnh sát môi trường là lực lượng đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.
Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Cảnh sát môi trường do ai chịu trách nhiệm quản lý?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường
1. Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Do đó, Cảnh sát môi trường do Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương.
Cảnh sát môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường
Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
2. Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
4. Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
6. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
7. Trong trường hợp cần thiết, cấp bách được quyền huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
8. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
9. Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định;
10. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật;
11. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cảnh sát môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Các biện pháp công tác, nghiệp vụ nào trong phòng chống tội phạm được cảnh sát môi trường áp dụng?
Việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực về cảnh sát môi trường được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh như thế nào?
Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?
Cảnh sát môi trường có quyền xử lý vi phạm hành chính không? Nếu có thì được xử phạt vi phạm hành chính về những lĩnh vực nào?
Cảnh sát môi trường là lực lượng đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về những lĩnh vực nào? Và do ai chịu trách nhiệm quản lý?
Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát môi trường thì xử lý như thế nào?
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp nào?
Việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực Cảnh sát môi trường được quy định thế nào? Kinh phí hoạt động của Cảnh sát môi trường được trích từ nguồn ngân sách nào?
Cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức để phòng, chống tội phạm được dựa trên những nguyên tắc nào?
Lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh khi nào? Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát môi trường quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường là gì? Các biện pháp nghiệp vụ của Cảnh sát môi trường trong tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?