Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh?

Tôi muốn biết hội chứng lở loét sẽ thường xuất hiện trên một số loại cá nào? Khi thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh thì cần tiến hành lấy mẫu và bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Hội chứng lở loét thường xuất hiện trên những loại cá nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về đặc điểm dịch tể ở cá khi mắc hội chứng lở loét như sau:

"5. Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Hội chứng lở loét ở cá (EUS) xảy ra phổ biến ở các loài cá nước ngọt, trên cả quần thể cá tự nhiên và cá nuôi;
- Cá nhiễm nấm A. invadans thường ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành:
- Tác nhân chính của bệnh là nấm Aphanomyces invadans (A. piscicida) có đường kính từ 12 nm đến 25 nm;
- A. invadans lây lan qua bào tử động trong môi trường nước. Các bào tử động xâm nhập và gắn vào da, bào tử nảy mầm trong điều kiện thích hợp và sợi nấm xâm nhập vào da cá, mô cơ gây ra các vết viêm trên da, mang, đuôi và các vết loét trên cơ:
- EUS xuất hiện trên các ao nuôi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao (>50 %). Thường xuất hiện trong những năm có mùa lạnh dài, với nhiệt độ nước từ 18 °C đến 22 °C và thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 12.
5.2. Triệu chứng lâm sàng.
- Cá chán ăn, bỏ ăn và da cá trở lên sẫm màu hơn:
- Cá bệnh thường nổi gần bề mặt nước và trở lên linh hoạt hơn với kiểu di chuyển co giật;
- Cá bệnh xuất hiện các đốm màu đỏ trên bề mặt cơ thể, đầu, nắp mang hay cuống đuôi;
- Cá bệnh nặng thường xuất hiện các đốm đỏ lớn hoặc các vết loét nông màu xám với phần hoại tử màu nâu;
5.3. Bệnh tích.
- Cá bị bệnh nặng, các vết loét lõm sâu tới xương, làm phần cơ hai bên hoại tử và để lộ ra nội tạng bên trong. Tại các vết loét lớn, vùng trung tâm có màu xám, các mép xung quanh có màu đen;
- Những tổn thương bề mặt lớn thường xảy ra trên sườn và lưng cá;
- Ở một số loài cá nhạy cảm với bệnh, các tổn thương lan rộng có thể ăn mòn hết các phần sau của cơ thể cá hoặc hoại tử cả phần mô mềm và mô cứng của hộp sọ."

Theo tiêu chuẩn trên thì hội chứng lở loét ở cá (EUS) xảy ra phổ biến ở các loài cá nước ngọt, trên cả quần thể cá tự nhiên và cá nuôi.

Cá nhiễm hội chứng lở loét thường ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành.

Hội chứng lở loét xuất hiện trên các ao nuôi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao (>50 %).

Thường xuất hiện trong những năm có mùa lạnh dài, với nhiệt độ nước từ 18 °C đến 22 °C và thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 12.

Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh?

Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh? (Hình từ Internet)

Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh?

Theo tiết 6.1.1 và tiết 6.1.2 mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về việc lấy mẫu và bảo quản mẫu cá bệnh như sau:

"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
6.1.1. Lấy mẫu.
- Thu mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.
- Bệnh phẩm: Cá nguyên con.
- Số lượng cá trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
- Cá giống: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu
- Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.
- Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
6.1.2. Bảo quản mẫu.
Trong quá trình vận chuyển, mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C không quá 24 h hoặc bảo quản trong etanol tuyệt đối (3.1.1);
Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc trong etanol tuyệt đối (3.1.1)."

Đối với cá giống nhiệm bệnh thì cần lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu, nếu là cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.

Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.

Mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C không quá 24 h hoặc bảo quản trong etanol tuyệt đối

Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc trong etanol tuyệt đối.

Một số loại thuốc và vật liệu thử nào thường dùng để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:

"3. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết để phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước tinh khiết, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung.
3.1.1. Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR.
3.2.1. Cặp mồi (primers), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.2. Agarose.
3.2.3. Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.1).
3.2.4. Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.5. Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.2.6. Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.7. Thang chuẩn AND (Marker)
3.2.8. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.9. Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit)
3.2.10. Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), protein K.
3.3. Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng parafin.
3.3.1. Formalin 10 %, được chuẩn bị từ dung dịch formaldehyde 38 % và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) (tỷ lệ thể tích 1 : 9).
3.3.2. Xylen.
3.3.3. Thuốc nhuộm Haematoxylin (xem A.2).
3.3.4. Thuốc nhuộm Eosin (xem A.3).
3.3.5. Parafin, có độ nóng chảy từ 56 °C đến 60 °C.
3.3.6. Keo dán lamen."

Như vậy, khi cá có triệu chứng mắc hội chứng lở loét thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử theo tiêu chuẩn vừa nêu trên.

Hội chứng lở loét ở cá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá là cặp mồi nào? Tiến hành phản ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao?
Quy trình tách chiết ADN trong phương pháp PCR nhằm chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội chứng lở loét thường xuất hiện ở giai đoạn phát triển nào của cá? Chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Pháp luật
Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Hội chứng lở loét ở trên một số loại cá do những tác nhân nào gây nên? Khi cá mắc hội chứng lở loét thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội chứng lở loét ở cá
950 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội chứng lở loét ở cá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội chứng lở loét ở cá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào