Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được tham gia đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Giảng viên đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những thành phần nào?
- Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được tham gia đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Trong công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giảng viên có những trách nhiệm gì?
Giảng viên đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2340/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng
1. Giảng viên tham gia giảng dạy các khóa ĐTBD gồm:
a) Giảng viên của các cơ sở ĐTBD;
b) Giảng viên kiêm nhiệm;
c) Người được mời thỉnh giảng ở trong nước và nước ngoài.
2. Các giảng viên tham gia giảng dạy các khóa ĐTBD phải đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu và được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi biên soạn các chương trình ĐTBD, các Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I và II, các Tổng cục cần đề xuất tiêu chuẩn giảng viên cụ thể.
Theo đó, giảng viên đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng;
- Giảng viên kiêm nhiệm;
- Người được mời thỉnh giảng ở trong nước và nước ngoài.
Viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được tham gia đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Theo Điều 23 Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2340/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện tham gia giảng dạy
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có kinh nghiệm thực tiễn công tác hoặc nghiên cứu, giảng dạy thuộc lĩnh vực tham gia từ 03 năm trở lên; có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
2. Được các cơ sở ĐTBD hoặc thủ trưởng đơn vị quản lý CCVC ra quyết định công nhận (hoặc giao nhiệm vụ) giảng viên.
Hàng năm, các Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I và II tổng hợp, báo cáo Bộ quản lý danh sách giảng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện và đã được công nhận hoặc giao nhiệm vụ tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương, lãnh đạo cấp vụ và tương đương.
Theo đó, để được tham gia đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giảng viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có kinh nghiệm thực tiễn công tác hoặc nghiên cứu, giảng dạy thuộc lĩnh vực tham gia từ 03 năm trở lên; có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
- Được các cơ sở đào tạo bồi dưỡng hoặc thủ trưởng đơn vị quản lý viên chức ra quyết định công nhận (hoặc giao nhiệm vụ) giảng viên.
Hàng năm, các Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 và 2 tổng hợp, báo cáo Bộ quản lý danh sách giảng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện và đã được công nhận hoặc giao nhiệm vụ tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương, lãnh đạo cấp vụ và tương đương.
Trong công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giảng viên có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 24 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2340/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 như sau:
Trách nhiệm tham gia giảng dạy
1. Tham gia giảng dạy các lớp ĐTBD phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm. Trường hợp vì lý do đặc biệt, không thể tham gia giảng dạy, phải thông báo cho cơ sở mời giảng viên trước thời hạn lên lớp ít nhất 05 ngày, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.
2. Giảng dạy đủ thời gian, nội dung, đảm bảo chất lượng theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng CCVC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kế hoạch giảng dạy của các cơ sở ĐTBD.
3. Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng CCVC khi được thủ trưởng đơn vị phân công hoặc cơ sở ĐTBD yêu cầu.
Theo đó, trách nhiệm của giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện qua các công việc như sau:
- Tham gia giảng dạy các lớp đào tạo bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm. Trường hợp vì lý do đặc biệt, không thể tham gia giảng dạy, phải thông báo cho cơ sở mời giảng viên trước thời hạn lên lớp ít nhất 05 ngày, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.
- Giảng dạy đủ thời gian, nội dung, đảm bảo chất lượng theo chương trình đào tạo bồi dưỡng viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kế hoạch giảng dạy của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo bồi dưỡng viên chức khi được thủ trưởng đơn vị phân công hoặc cơ sở đào tạo bồi dưỡng yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?